Đại tướng Trần Đại Quang: Sửa đổi Hiến pháp 1992 tạo sự thống nhất cao

1 nhận xét

Ngày 12/3, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 phải dựa trên việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 và các đạo luật có liên quan.
Theo Đại tướng Trần Đại Quang, việc sửa đổi, bổ sung cũng căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp, tạo được sự thống nhất cao, phù hợp với tình hình mới.
Đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang trao đổi cùng các đại biểu dự hội nghị.
Đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang trao đổi cùng các đại biểu dự hội nghị.
Sau khi chia bốn tổ thảo luận kết hợp với đóng góp ý kiến trực tiếp tại hội trường, các đại biểu khẳng định rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và định hướng phát triển đất nước hiện nay cũng như lâu dài, giải quyết được cơ bản những vấn đề vướng mắc, bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992, đặc biệt đã thể hiện rõ quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Tại khoản 1 điều 4 của Dự thảo: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Đinh Chung Phụng cho rằng cần thiết phải bổ sung thêm từ “duy nhất” trong đoạn cuối, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đại biểu Quách Cương, Tổ trưởng tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Nho Quan khẳng định, 83 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân Việt Nam đã tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và giành được những thắng lợi vẻ vang. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội chính là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. Để thực hiện được điều này đòi hỏi tổ chức Đảng và đảng viên phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; đồng thời, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được hiến định chính là cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm của Đảng trước toàn dân tộc.
Góp ý Lời nói đầu của dự thảo, theo ý kiến của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình Phạm Hồng Quang, đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Gia Viễn, nên thay cụm từ “mấy nghìn năm” bằng “hàng nghìn năm,” bởi lẽ từ “mấy” chỉ được dùng mang tính ước lệ, không mang tính khẳng định.
Tại khoản 2, điều 9 của dự thảo nêu “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,… cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân…,” ông Phạm Hồng Quang nêu ý kiến, đây chỉ là một trong những nội dung phối hợp cụ thể giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 làm rõ hơn vai trò của Mặt trận “là đại diện bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.”./.
(VNP)

Xem thêm: Trần Đại Quang

One Response so far

  1. Nặc danh says:

    TRUYEN DON TO CAO
    TONG BI THU DANG CONG SAN VIET NAM NGUYEN PHU TRONG NHAN HOI LO 100 LUONG VANG DE DUNG TUNG, BAO CHE CHO NHUNG TOI AC CUOP CUA - GIET NGUOI.

Leave a Reply

Recommended Post Slide Out For Blogger