Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Đại tướng Phùng Quang Thanh hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản

0 nhận xét

Chiều 24/10, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa đã có cuộc hội đàm tại Tokyo.

 

Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichikawa bày tỏ vui mừng được đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, sau chuyến thăm Nhật Bản 13 năm trước. Ông Ichikawa bày tỏ sự cảm kích đối với tình cảm giúp đỡ và chia sẻ của nhân dân và Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Nhật Bản trong thảm họa sóng thần, động đất vừa qua; đồng thời đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Ichikawa nói: “Việt Nam là nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á. Nhật Bản đánh giá cao việc Việt Nam thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, trên cương vị Chủ tịch ASEAN và tổ chức thành công Hội nghị Quốc phòng mở rộng lần thứ nhất, vào năm 2010. Đại cương kế hoạch phòng vệ mới của Nhật Bản đã ghi rõ, sẽ tăng cường hợp tác an ninh với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Do đó, Nhật Bản mong muốn nắm bắt mọi cơ hội để tăng cường hợp tác với Việt Nam”.

Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng Việt – Nhật

Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng Việt – Nhật

Về phần mình, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Bộ trưởng mong muốn 2 bên trao đổi thẳng thắn về tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ichikawa cho rằng, việc ký kết Bản ghi nhớ có ý nghĩa quan trọng, sẽ định hướng và trở thành khuôn khổ cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Hoàng Liên Sơn ( Theo VOV)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Ông Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển

0 nhận xét

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định như vậy tại Mít tinh cấp Nhà nước kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển.

Sáng 21/10, tại thành phố Hải Phòng, Ban chấp hành TW Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quổc Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đến đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số khởi hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đến đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số khởi hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam

Tham dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải. các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tướng lĩnh quân đội và công an, lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương có đường Hồ Chí Minh trên biển đi qua. Đặc biệt là sự có mặt của các nhân chứng đã tham gia đoàn tàu không số và các thân nhân liệt sĩ, đại diện sứ quán Trung Quốc và Liên bang Nga tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lẵng hoa chúc mừng.

Lễ mít tinh diễn ra tại thành phố cảng Hải Phòng- nơi xuất phát của những con tàu không số, chi viện hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, vũ khí và hàng chục ngàn cán bộ- chiến sĩ cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ôn lại lịch sử ra đời đoàn tàu không số cách đây 50 năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Cùng với đường Trường Sơn trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành một tuyến vận tải chiến lược, nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đây là một quyết định sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Dù chỉ tồn tại 14 năm trong lịch sử nhưng con đường đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu dự lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu dự lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Năm tháng sẽ qua đi nhưng đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm dành độc lập tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Đường Hồ Chí Minh trên biển – con đường vận tải bí mật, bất ngờ có ưu thế về thời gian, hiệu quả và khả năng vận chuyển sâu vào các chiến trường xa là một sáng tạo độc đáo, đặc sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo tối cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta trong chỉ đạo nghệ thuật đấu tranh cách mạng. Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện quyết tâm, ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, khát vọng cháy bỏng dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do, thống nhất của dân tộc ta. Không một khó khăn trở ngại nào, không một kẻ thù nào có thể ngăn cản được”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng dành những lời ca ngợi chiến công, lòng quả cảm của những cán bộ, chiến sĩ trên những chuyến tàu không số năm xưa, trong đó, nhiều đồng chí cùng với con tàu đã nằm lại biển khơi, ca ngợi tình đoàn kết quân dân thắm thiết nơi đoàn tàu không số đi qua. Cũng tại lễ mít tinh trọng thể này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, các nước XHCN anh em đối với tuyến vận tải quân sự chiến lược này của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số xuất hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm tại Tượng đài K15 ở Đồ Sơn , nơi con tàu đầu tiên của đoàn tàu không số xuất hành chở vũ khí vào chiến trường miền Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, những bài học kinh nghiệm, những chiến công cao cả của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta trên con đường huyền thoại năm xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho tập thể cán bộ, chiến sĩ đường Hồ Chí Minh trên biển thuộc Quân chủng Hải quân- Bộ Quốc phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho 7 tàu thuộc đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 Quân chủng Hải quân- Bộ Quốc phòng và Cục Vận tải đường sông – Bộ giao thông – Vận tải. 4 liệt sĩ và 2 cựu chiến binh đoàn tàu không số đã được truy tặng và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân./.

Hương Giang (Theo VOV)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Con đường “Nam quốc sơn hà” kỳ 5: Dấu chân các vị tướng

0 nhận xét

Các vị tướng, những “kiến trúc sư”, “tổng công trình sư” với tầm nhìn chiến lược đã nghĩ gì, làm gì trên con đường này? Những câu chuyện dưới đây phần nào giúp bạn đọc thấy được sự chỉ đạo vĩ mô nhưng cũng đầy sâu sát trách nhiệm của các tướng lĩnh quân đội trước con đường chiến lược, cũng là trách nhiệm lớn lao vì sự trường tồn và phát triển của đất nước…

Khi Đại tướng đi “nhờ xe”

Tháng 3 năm 2008, những cung đường tuần tra biên giới mới mở ở tỉnh Sơn La vấp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà sau này Thiếu tướng Hoàng Kiền đã viết thành thơ: “Đường biên giới tỉnh Sơn La/ Triển khai xây dựng thật là gian nan/ Mênh mông rừng núi bạt ngàn/ Vùng biên trùng điệp địa bàn xa xôi/ Khởi công năm dự án rồi/ Hai trăm cây số bao nơi đợi chờ/ Người, xe ngồi, đứng ngẩn ngơ/ Đền bù giải phóng bao giờ mới xong?”. Nơi đây, bản làng, nương rẫy lại bám theo sườn núi nên ở Chiềng Khương, Sông Mã, khi bộ đội mở đường, đất trượt theo ta-luy rơi vào mương, lập tức đồng bào ra lập rào chắn không cho thi công. Ở xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, đường đi vào nơi tỉnh lập quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên nhưng huyện lại cấp sổ đỏ cho dân. Vướng mắc cứ thế chồng chéo. Ban quản lý dự án 47, Bộ Tổng tham mưu đã nhiều lần phối hợp với địa phương mà chưa xử lý xong, đành báo cáo Bộ Quốc phòng can thiệp và… chờ đợi. Một ngày đầu tháng 3, chuông điện thoại trên bàn Thiếu tướng Hoàng Kiền bỗng réo vang. Đầu dây, một cán bộ Văn phòng Bộ Quốc phòng cho hay, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp lên kiểm tra tuyến đường và làm việc với địa phương để tháo gỡ những vướng mắc!

Tin bất ngờ làm Thiếu tướng Hoàng Kiền xúc động. Đây quả thực là một sự quan tâm lớn của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đúng vào thời điểm tuyến đường đang gặp nhiều khó khăn bộn bề nhất.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới thăm và kiểm tra đường tuần tra biên giới tại Sơn La năm 2008.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới thăm và kiểm tra đường tuần tra biên giới tại Sơn La năm 2008.

Một ngày giữa tháng 3-2008, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có mặt tại Sơn La. Trước khi có cuộc họp với lãnh đạo tỉnh, Đại tướng yêu cầu được đi thăm và kiểm tra một số gói thầu đường tuần tra biên giới. Anh em tham mưu muốn đề xuất để Bộ trưởng tới thăm một số gói thầu làm tốt nhất nhưng thật bất ngờ, Đại tướng chỉ đạo rõ ràng: Cho đi thăm tuyến nào khó khăn nhất, phức tạp nhất. Chấp hành mệnh lệnh, nơi được chọn để Đại tướng tới kiểm tra là gói thầu ở bản Pu Hao, thuộc xã Mường Lạc, huyện Sốp Cộp do Công ty Tây Bắc thi công, nằm sát biên giới nước bạn Lào. Những chiếc xe dã chiến lắc lư bò qua đoạn đường vắt vẻo trên đỉnh núi, một bên là vực sâu thăm thẳm. Rất nhiều đoạn cua tay áo gấp khúc, nếu xe quay ngang hoặc trượt bánh, không biết điều gì sẽ xảy ra. Ngồi trên xe, Đại tướng chăm chú quan sát, tranh thủ hỏi về tình hình con đường. Nghe báo cáo trên đoạn đường này cũng là nơi có chiến sĩ đầu tiên hy sinh, là lái xe của công ty Tây Bắc (Quân khu 2), Đại tướng lặng đi như nén một nỗi niềm trăn trở…

Kết thúc cuộc kiểm tra, đồng chí lái xe của Bộ trưởng lập tức gặp lãnh đạo Ban quản lý dự án 47, tỏ ý không hài lòng:

- Tại sao tuyến đường nguy hiểm như thế này mà các đồng chí lại chọn để Bộ trưởng đi kiểm tra. Sao không chọn tuyến dễ đi hơn?

Mắt thấy tai nghe tuyến đường nên khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, những kiến nghị của Bộ trưởng đã giúp bí thư, chủ tịch tỉnh hiểu sâu hơn nhiều điều, khai thông nhiều bế tắc. Không dừng lại ở chỗ xử lý vướng mắc mặt bằng, đồng chí Thào Xuân Sùng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La còn giãi bày với Bộ trưởng những khó khăn trong phát triển giao thông của tỉnh. Như tuyến đường ở xã Xuân Nha, cho dù có dự án nước ngoài rót vốn mấy năm nay nhưng vốn “nhỏ giọt” quá, vẫn bế tắc. Đại tướng lắng nghe, rồi đưa ra quyết định: Bổ sung tuyến Xuân Nha vào dự án đường tuần tra biên giới. Cuộc họp kết thúc trong tiếng vỗ tay rộn rã và những nụ cười, cái bắt tay ấm áp tình quân dân. Sau này, những khó khăn trên tuyến Sơn La đã từng bước được tháo gỡ…

Đoàn xe bon bon ngược Quốc lộ 6 về Hà Nội. Xe vừa ra đầu thành phố, bỗng chiếc xe chở Bộ trưởng phanh “két”. Đại tướng bước xuống xe, vẫy tay yêu cầu xe của Thiếu tướng Hoàng Kiền dừng lại, thân mật bảo:

- Cho tôi đi “nhờ” xe các đồng chí được chứ?

Nói rồi, ông nhanh nhẹn bước lên, lệnh cho đoàn xe tiếp tục đi. Ngồi trên xe, Đại tướng nói: “Họp hành, hội nghị nhiều thì cũng chỉ nghe các anh báo cáo được 15-20 phút là cùng. Mà đây lại là con đường chiến lược, quan trọng lắm. Từ giờ về đến Hà Nội, còn mấy tiếng đồng hồ, tôi muốn tranh thủ nghe báo cáo kỹ nhất, thật nhất, cả những gì làm được và chưa làm được…”.

Được lời như cởi tấm lòng, suốt mấy tiếng đồng hồ, Thiếu tướng Hoàng Kiền đã có dịp báo cáo với Bộ trưởng về con đường. Bộ trưởng lắng nghe và đặt ra rất nhiều câu hỏi “tại sao”. Có lần ông gọi riêng Thiếu tướng Hoàng Kiền trao đổi, căn dặn phải điều hành cho thật tốt, vì con đường là danh dự, là uy tín của quân đội trước Chính phủ, trước nhân dân. Sau này, Đại tướng còn trực tiếp đến thăm, kiểm tra tuyến đường đầu tiên hoàn thành tại ngã ba biên giới ở Kon Tum và đã có rất nhiều quyết sách, chủ trương mới được Bộ trưởng ban hành, giúp con đường đẩy nhanh tiến độ. Với các cán bộ Ban quản lý dự án 47, chuyến xe “đi nhờ” của Đại tướng thực sự là một kỷ niệm sâu sắc về sự quan tâm, tác phong sâu sát của người lãnh đạo cao nhất của quân đội ta.

Những người “định hướng”

Năm 2004, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới ở khu vực đi qua Vườn quốc gia Bù Gia Mập, có nhiều gỗ quý nên đồng chí lãnh đạo vườn quốc gia chưa đồng thuận. Đồng chí này đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ rừng, về thu hồi đất, bồi thường rừng… Đoàn cán bộ của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó dẫn đầu làm việc mất nhiều thời gian mà vẫn chưa thuyết phục được đồng chí cán bộ nọ. Thuyết phục, phân tích hồi lâu chưa kết quả, Thượng tướng Phan Trung Kiên đứng lên, đối thoại thẳng thắn:

- Quân đội làm đường tuần tra cũng không muốn phá rừng. Yêu cầu nhiệm vụ đang cấp bách, không có luật nào cao hơn… “luật bảo vệ Tổ quốc”. Nếu đồng chí không đồng ý thì đồng chí “ký vào đây” một chữ để chúng tôi về báo cáo Bộ Quốc phòng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ!

Trước lời phát biểu kiên quyết của Thượng tướng Phan Trung Kiên, đồng chí lãnh đạo vườn quốc gia đã hiểu ra. Từ chỗ “vướng nhiều luật”, Bình Phước trở thành địa phương có cơ chế, thủ tục thông thoáng, giúp triển khai các dự án nhanh chóng và hiệu quả.

Trong số ảnh tư liệu mà Ban Quản lý dự án 47 lưu giữ được, còn có hình ảnh xúc động về cố Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng trong một lần kiểm tra, đã tỷ mỉ đo đếm, dùng tay bốc xi măng kiểm tra để nhắc nhở anh em bảo đảm độ bền vững của con đường. Sự có mặt sâu sát của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã giúp đưa ra lời giải kịp thời một bài toán quan trọng: Xác lập tiêu chuẩn đường bê tông xi măng cho con đường sao cho đúng định hướng của Thủ tướng “bền, tốt, rẻ” trong khi chính các bộ ngành chức năng còn chưa đề ra được tiêu chuẩn quốc gia.

Trung tướng Phạm Hồng Lợi (ngồi ngoài cùng bên phải) chỉ huy đối chiếu thiết kế đường tuần tra biên giới với thực địa trên đỉnh Phu Vai Lai Leng.

Trung tướng Phạm Hồng Lợi (ngồi ngoài cùng bên phải) chỉ huy đối chiếu thiết kế đường tuần tra biên giới với thực địa trên đỉnh Phu Vai Lai Leng.

Còn Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng, vào bộ đội từ tuổi thiếu niên, từng qua nhiều chiến trường; 37 tuổi đã là cán bộ sư đoàn, 9 năm làm Phó tổng Tham mưu trưởng, phụ trách công tác tác chiến, ông thuộc biên giới như lòng bàn tay. Tuy nhiên, ông cũng lại là người cực kỳ “hiện đại”, đi đâu cũng luôn kè kè chiếc máy định vị GPS. Ông thận trọng từng ly, từng mét để làm đường sao cho đúng biên giới, vừa không lạm vào đất bạn, dù chỉ một ly, lại vừa giữ đúng biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Chiếc máy ảnh, máy quay phim cũng là người bạn thường trực bên ông để ghi lại những tư liệu xác đáng cho việc hoạch định con đường. Đúng như bài thơ Thiếu tướng Hoàng Kiền viết về ông: “Bản đồ tác chiến đường biên/ Vệ tinh định vị anh liền chỉnh ngay/ Kiểm tra chỉ đạo tháng ngày/ Khó khăn, vướng mắc giải ngay kịp thời/ Đường tuần tra đến mọi nơi/ Bước chân anh Lợi sáng ngời rừng xanh”.

Thiếu tướng Phạm Quang Vinh, Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Quốc phòng) cũng từng cùng Thiếu tướng Hoàng Kiền đi kiểm tra các đoạn đường đang thi công ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Trong đó có lần ở Sơn La, hai vị tướng đã phải ngồi xe ôm của mấy thanh niên dân tộc thiểu số, “nhảy chồm chồm” đi vào công trường thuộc huyện Sông Mã (Sơn La) trước sự ngạc nhiên của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ở địa phương.

Giờ đây, Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng, người kế nhiệm Trung tướng Phạm Hồng Lợi cũng lại là người từng kinh qua chiến đấu, nhiều năm lăn lộn với chiến trường khu 5 và cũng là con người của công việc, luôn sâu sát. Có lần đi kiểm tra ở Tây Nguyên, ông yêu cầu đoàn cho đi từ 4 giờ sáng, một ngày hành trình kéo dài tới 700 cây số để kịp cuộc họp hôm sau. Là người lính đi đánh giặc từ tuổi 12, lại nhiều năm làm Tư lệnh Quân khu 5, ông rất hiểu Trường Sơn. Mỗi lần đi kiểm tra, ông cố lội bộ vào những nơi gian khổ nhất, động viên anh em cố gắng. Có lần, ông dừng rất lâu thắp hương trên những ngôi mộ gió của anh em mở đường hy sinh trên tuyến Kon Tum, mắt nhòe lệ. Có lẽ, ông đồng cảm với nỗi đau mất mát này bởi trong lòng ông cho đến bây giờ vẫn còn có một nỗi đau giày xé mấy chục năm qua. Người cha thân yêu của ông đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Quảng Nam suốt mấy chục năm trời mà vẫn chưa biết yên nghỉ nơi nào…

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao QĐND Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 3/7, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm cấp tướng cho cán bộ cấp cao trong QĐND Việt Nam.
Tới dự có: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh trao quyết định bổ nhiệm cho Trung tướng Nguyễn Thành Cung.
Đại tướng Phùng Quang Thanh trao quyết định bổ nhiệm cho Trung tướng Nguyễn Thành Cung.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trung tướng Nguyễn Thành Cung, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lương Cường, Chính uỷ Quân khu 3 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Đào Duy Minh, Chính uỷ Quân khu 5 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Phó Chính uỷ Quân khu 3 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 3; Thiếu tướng Đinh Văn Cai, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Phó Chính uỷ Quân khu 1 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 1; Đại tá Trần Quang Phương, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 5 và được thăng quân hàm cấp thiếu tướng; Đại tá Đỗ Căn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chính uỷ Quân khu 3 và được thăng quân hàm thiếu tướng.
Thay mặt Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, chúc mừng các đồng chí được Đảng, Nhà nước và quân đội tin tưởng giao cho cương vị, trọng trách mới. Đại tướng mong rằng, trên cương vị chủ chốt của đơn vị, các đồng chí được bổ nhiệm và thăng quân hàm cấp tướng lần này luôn phát huy vai trò là hạt nhân lãnh đạo trong xây dựng mối đoàn kết thống nhất, luôn luôn giữ vững ngọn cờ đoàn kết của Đảng trong quân đội; chăm lo xây dựng tổ chức đảng, cơ quan chính trị các cấp trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
PV

(Theo website Trần Đại Quang)


Continue reading →