Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Ông Trần Đại Quang dự phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết hiến pháp 1992

0 nhận xét

Hôm nay 18/10, Ban chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo.

Họp phiên thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992

Họp phiên thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, lãnh đạo các bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội, các thành viên Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tham dự cuộc họp.

Các thành viên Ban chỉ đạo đã thảo luận, thông qua quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Ban chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo.

Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ trong một thời gian ngắn, với nhiều cuộc hội thảo, kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết thi hành Hiến pháp ở các bộ ngành, địa phương… Do đó, các thành viên cần dành thời gian tập trung cho công tác này một cách thích đáng, bảo đảm cho việc tổng kết đạt chất lượng và hiệu quả, nhất là với các đề xuất, kiến nghị lên Đảng và Nhà nước.

Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đề nghị tổ chức tổng kết và xây dựng báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp theo chuyên đề đối với các bộ, ngành, địa phương được phân công; trong đó, tập trung làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành các quy định của Hiến pháp liên quan đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương mình.

Việc tổng kết tại các bộ, ngành, địa phương phải được triển khai khẩn trương nhưng bảo đảm chất lượng, tránh hình thức, hời hợt, với sự kiểm tra, giám sát nghiêm túc, chặt chẽ từ Ban chỉ đạo. Trong quá trình tổng kết, cần bảo đảm sự tham gia tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân.

Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cá nhân, tổ chức và công dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, phản ánh kịp thời các ý kiến đóng góp, sáng kiến, đề xuất của nhân dân trong quá trình tổng kết.

Các thành viên Ban chỉ đạo cũng kiến nghị bổ sung thêm một số ủy viên trong Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo như các chuyên gia của một số bộ, ngành.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ cần chủ động tham gia sâu ngay từ đầu và trong suốt quá trình tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp để có những đề xuất, tham mưu với Đảng và Nhà nước về sửa đổi, bổ sung “đạo luật gốc” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011. Việc tổng kết phải đạt chất lượng cao về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho những đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước.

Ngày 28/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992; đồng thời quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.

Ban chỉ đạo gồm 16 thành viên, do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Phó trưởng ban thường trực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam làm Phó trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Ủy viên Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ giúp việc là người phát ngôn của Ban chỉ đạo.

Lê Sơn

(Theo Chinhphu)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

0 nhận xét

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Hội nghị đã nghe công bố quyết định số 39 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quyết định 39 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương gồm 15 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm Trưởng ban.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quyền làm Phó Trưởng ban. Trong đó, bà Lê Thị Thu Ba làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Hội nghị cũng đã nghe công bố Quy định số 40 của Bộ Chính trị quy định về nhiệm vụ quyền hạn chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Các đại biểu cũng đã nghe và cho ý kiến về dự thảo quyết định phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cùng quyết định kiện toàn Ban thư ký, thông qua chương trình làm việc năm 2011.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh các cơ quan tư pháp là bộ phận trong hệ thống pháp quyền Việt Nam, hoạt động của Ban Chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước yêu cầu các thành viên phụ trách lĩnh vực liên quan sớm có chương trình hoạt động cụ thể, trên tinh thần khẩn trương, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 49, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 về cải cách tư pháp.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011- 2016 (Ảnh: TH)

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011- 2016 (Ảnh: TH)

Căn dặn bộ phận thường trực và ban thư ký của Ban Chỉ đạo những nội dung cần lưu ý triển khai trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của công tác cải cách tư pháp là tích cực tham gia phối hợp để đẩy nhanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn nhiệm kỳ tới, chương trình hoạt động toàn khóa của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ góp phần thiết thực đổi mới hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hội nhập./.

Nguyễn Anh


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →