Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên

0 nhận xét

Sáng 27/11, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức trong thể Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ, 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

nguyen hoa binh Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới dự

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đến dự.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Văn Cường, trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, vùng đất Hưng Yên, vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng, có những đóng góp quan trọng với lịch sử hào hùng của dân tộc.

Hưng Yên là tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ XVI, XVII, Phố Hiến – Hưng Yên đã được xem là chốn phồn hoa đô hội nổi tiếng với câu ca truyền tụng “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập, gồm hai phủ: Khoái Châu và Tiên Hưng.

Hưng Yên cũng là vùng đất văn hiến, hiếu học và rất trọng nhân tài, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hóa lớn của đất nước. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi danh như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lê Hữu Trác…

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, vùng đất Hưng Yên cũng tự hào là nơi sinh ra những nhà hoạt động chính trị, những chiến sĩ kiên trung như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương, Tô Hiệu…

Năm 1941, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên được thành lập. Trải qua 70 năm xây dựng, Đảng bộ Hưng Yên ngày càng trưởng thành vững mạnh và phát triển không ngừng.

Sau hơn 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập.

Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã phát huy thế mạnh, chủ động, sáng tạo, tiến hành công cuộc đổi mới với nhiều thành quả to lớn. Đến nay, Hưng Yên trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế phát triển nhanh, tăng trưởng trung bình 11,74%/năm. So với khi mới tái lập tỉnh (1997), giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 50 lần, thu ngân sách tăng 40 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 30 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 7 lần.

Năm 2011, thu ngân sách đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 9%, cả tỉnh đã quy hoạch 14 khu công nghiệp, thu hút hơn 900 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 110.000 lao động… Tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Với những thành tích to lớn, Hưng Yên đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 2005), Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

tts hung yen Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Yên phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, Huân chương Hồ Chí Minh

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã đạt được trong thời gian qua.

Chủ tịch nước nêu rõ, là tỉnh có truyền thống cách mạng hào hùng, có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, có những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông đa dạng, thuận lợi nối liền với các địa phương khác trong khu vực, vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên cần nhận thức đầy đủ và phát huy lợi thế, chọn những khâu trọng tâm, đột phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với mục tiêu cơ bản là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Góp phần đổi mới tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với trọng tâm là tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng cần phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, Hưng Yên cần phát triển đồng bộ văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh có năng lực và sức chiến đấu cao….

Chủ tịch nước tin tưởng tỉnh Hưng Yên sẽ vượt qua khó khăn, hoàn thành sớm, trước thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Ghi nhận những đóng góp trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh thời gian qua, nhân dịp này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh Hưng Yên.

Lê Sơn


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang dự phiên họp lần thứ 16 của BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng

0 nhận xét

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

BAC0008 Bộ trưởng Trần Đại Quang dự phiên họp lần thứ 16 của BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Toàn cảnh phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng

Hôm nay 15/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐ) và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng BCĐ đồng chủ trì phiên họp thứ 16 của BCĐ.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình… tham dự phiên họp.

Phiên họp nhằm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng quý III/2011, chỉ đạo nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012; thảo luận, xem xét một số vấn đề liên quan như việc phân công nhiệm vụ của các thành viên BCĐ; việc thành lập các đoàn công tác nắm tình hình và kiểm tra việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí”.

Khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng

Trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng đã tiếp tục bám sát, phục vụ thiết thực các nhiệm vụ chính trị của đất nước và đạt được những kết quả tích cực.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè, sai phạm 3.400 tỷ đồng; lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk – Đắk Nông, sai phạm 1.000 tỷ đồng; Công ty Công Chính tại tỉnh Lâm Đồng lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương và một số ngân hàng khác 500 tỷ đồng.

Theo số liệu báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2011, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai 2.129 cuộc thanh tra, kết thúc 937 cuộc. Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm gần 208 tỷ đồng, hơn 242 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 83 tỷ đồng, hơn 72 ha đất; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý gần 125 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 52 tập thể, 152 cá nhân, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ 6 vụ việc và 14 cá nhân.

Về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong 9 tháng đầu năm 2011, đã khởi tố 161 vụ/327 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010, giảm 2,4% về số vụ, giảm 2,3% về số bị can); truy tố 174 vụ/353 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 26,2% về số vụ, giảm 35,8% về số bị can); xét xử sơ thẩm 167 vụ/392 bị cáo về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 14,3% về số vụ, giảm 8,6% về số bị cáo).

Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ tập trung chỉ đạo, đến nay đã xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 2 vụ; Viện kiểm sát đang truy tố 2 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 6 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ và đình chỉ điều tra 1 vụ.

Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ giao Văn phòng BCĐ theo dõi, đôn đốc, đến nay đã xét xử giám đốc thẩm 1 vụ; xét xử phúc thẩm 1 vụ; xét xử sơ thẩm 4 vụ; Tòa án đang thụ lý 4 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra và điều tra bổ sung 2 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn có những mặt hạn chế như tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vẫn bị chậm; thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ phạm tội trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây lo ngại trong dư luận xã hội.

Quá trình theo dõi 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho thấy tổng tài sản sai phạm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trên 3.000 lượng vàng, song việc phát hiện chủ yếu qua đơn thư tố cáo, ít được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán.

Tập trung xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp

Phát biểu thảo luận tại Phiên họp, các thành viên BCĐ thống nhất nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng trong quý III/2011 tiếp tục được chỉ đạo sát sao và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt, trong đó có nhấn mạnh tới vai trò của báo chí đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; song cũng cho rằng tình hình tham nhũng vẫn có những diễn biết hết thức phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, ngân hàng… mà còn ở các lĩnh vực khác.

Tham nhũng không chỉ gây hậu quả về mặt kinh tế mà còn làm mất cán bộ và hơn tất cả là làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống tham nhũng, các thành viên BCĐ nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là phải tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp mà BCĐ và Văn phòng BCĐ đang theo dõi, đôn đốc, không để dây dưa, kéo dài.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất, cần đặc biệt lưu ý tới công tác giám định tư pháp, bởi đây là một trong những khâu còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, gây chậm tiến độ xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử

Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai đồng bộ, tích cực với các giải pháp hiệu quả, thể hiện trong các mặt công tác từ truyên truyền, giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế đến xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng.

Những kết quả đạt được trong phòng chống tham nhũng là cụ thể, có tác dụng tích cực, thể hiện được quyết tâm liên tục của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn; có những vụ án, vụ việc tham nhũng xử lý chậm, để kéo dài, gây suy diễn trong dư luận xã hội…

Nhấn mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải có đánh giá sâu, làm rõ được đúng thực trạng về tham nhũng, qua đó có chủ trương, chỉ đạo các giải pháp cụ thể, hiệu quả, sát thực tế đối với công tác này.

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm làm rõ đúng thực trạng về tham nhũng; những mặt làm được và mặt chưa làm được trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nắm vững quan điểm chỉ đạo trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là phải kiên trì, bền bỉ với các giải pháp quyết quyết liệt, triệt để, hiệu quả, đồng bộ… trên cả 2 mặt là ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng.

Trong nhóm công tác phòng ngừa tham nhũng, trước hết phải tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; tuyên truyền, giáo dục…; tập trung mạnh vào việc phòng ngừa tham nhũng ở lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều kẽ hở, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như thu hồi đất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công…

Khi đã phát hiện các hành vi tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… với những bản án thích đáng, đủ sức răn đe; đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng và có các biện pháp bảo vệ những cá nhân phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng. Thông tin trên báo chí phải bảo đảm tính khách quan, trung thực về những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được; tránh thông tin phiến diện, một chiều, thổi phồng sự kiện làm dư luận hiểu lầm sự vụ là “đầu voi đuôi chuột”.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; đồng thời Thủ tướng cũng cho quan điểm chỉ đạo để sớm đưa ra xét xử trong những tháng cuối năm 2011 đối với một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang chúc mừng thành công Kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80

0 nhận xét

Trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80 đang diễn ra tại Hà Nội, Interpol đã thông qua một số chương trình, dự án lớn. Ngày 2/11, Interpol công bố dự án Predator nhằm hỗ trợ một số nước thành viên ngăn chặn các loại tội phạm xâm hại động vật hoang dã, trong đó có loài hổ. Theo ông David Higgins, Giám đốc Chương trình tội phạm môi trường Interpol, dự án này là cơ hội để các nước bảo tồn những loài động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có loài hổ, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin.

1 bo2290 480 Bộ trưởng Trần Đại Quang chúc mừng thành công Kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80

Bộ trưởng Trần Đại Quang, lãnh đạo Bộ Công an cùng các đại biểu và Đoàn ca nhạc CAND chúc mừng thành công Kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80

Dự án đã được công bố tại Đại hội đồng Interpol. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ 13 nước thành viên có hổ sinh sống, bảo vệ chống buôn bán động vật hoang dã, cố gắng sử dụng công nghệ cao đối phó với tội phạm xâm phạm loài hổ. Dự án được thiết kế triển khai ở 13 nước thành viên, trong đó có Việt Nam và được sự hỗ trợ của World Bank (Ngân hàng thế giới), cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ (USAID). Nếu như năm 1990 thế giới còn 100.000 cá thể hổ thì hiện chỉ còn khoảng 3.200 và sẽ tuyệt chủng trong 10 năm nữa nếu thiếu sự bảo vệ. Mỗi con hổ hiện được rao bán 50.000 USD.

Đại diện World Bank cam kết hợp tác chặt chẽ với Interpol để chống tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng. Một trong những công tác bảo tồn để phát triển bền vững xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và đã triển khai nhiều sáng kiến để xóa đói giảm nghèo, trong đó có tiến hành sáng kiến bảo tồn, chống buôn bán động vật hoang dã. Ngân hàng này cũng hợp tác với nhiều nước khác trong việc bảo vệ loài hổ, mong muốn hợp tác hơn nữa với Interpol.

Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm cho biết, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có bảo vệ loài hổ. Luật pháp Việt Nam cũng đã có quy định rõ các chế tài đối với loại tội phạm buôn bán động vật hoang dã. Hiện Việt Nam đang bảo vệ 110 cá thể hổ, là một trong 13 nước của dự án này.

Cũng tại Kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80, Cảnh sát các nước dành sự quan tâm về dược phẩm giả. Theo Interpol, dược phẩm giả, kém chất lượng đang hoành hành khắp thế giới và đây là mặt hàng siêu lợi nhuận, chỉ đứng sau buôn bán vũ khí và ma túy.

Trao đổi với báo chí, bà Aline Plancon, Trưởng bộ phận phòng chống tội phạm dược phẩm và làm giả các sản phẩm y tế cho biết, Interpol đã từng phát hiện hàng chục tấn dược phẩm giả, kém chất lượng không cần đi qua con đường buôn lậu mà được nhập chính thống vào các quốc gia. Bà Aline Plancon cũng cho biết, tất cả các loại dược phẩm từ nổi tiếng đến vô danh đều bị làm giả cực kỳ tinh vi, rất khó phân biệt. Đặc biệt tại châu Á, loại dược phẩm bị làm giả nhiều nhất hiện nay là những biệt dược phục vụ điều trị, phòng chống bệnh ung thư đắt tiền.

Tổ chức buổi lễ mừng thành công Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80

Tối 2/11, tiệc chúc mừng thành công của Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).

Dự tiệc mừng có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo UBND TP Hà Nội.

Về phía Tổ chức Cảnh sát quốc tế, có ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol; ngài Ronald K. Noble, Tổng thư ký Interpol và các thành viên trong Ban lãnh đạo thường trực Interpol; cùng sự có mặt của trên 1.000 đại biểu đến từ 152 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Phát biểu tại tiệc chúc mừng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang gửi lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban lãnh đạo Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế, các quý vị đại biểu đại diện cho lực lượng Cảnh sát các nước thành viên Interpol, cùng tất cả các quý khách có mặt tại buổi tiệc.

Với nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế, các đoàn đại biểu các nước thành viên Interpol và Bộ Công an Việt Nam, Kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol đã thông qua được các nghị quyết quan trọng và chương trình hành động về hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên thế giới và cùng nhau thể hiện quyết tâm đẩy lùi cái ác, bảo vệ cuộc sống bình yên của mọi người dân trên trái đất này.

* Cũng tại buổi chiêu đãi, Bộ Công an đã đề nghị các đại biểu tham dự kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol bình chọn cho vịnh Hạ Long của Việt Nam là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Q.Vinh – T.Dũng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Interpol xây dựng mái nhà chung của cộng đồng Cảnh sát quốc tế

0 nhận xét

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80, Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui cho rằng, Kỳ họp ĐHĐ lần này là cơ hội để xem xét lại các hình thức an ninh và đưa ra những sáng kiến mới để mở rộng triển vọng hợp tác an ninh của từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.

Sáng 31/10, Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 (ĐHĐ 80) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Tới dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thứ nhất Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Về phía Bộ Công an Việt Nam có đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức Kỳ họp ĐHĐ 80; các đồng chí lãnh đạo Bộ, nguyên lãnh đạo Bộ. Về phía tổ chức Interpol có ông Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol; ông Ronald K. Noble, Tổng thư ký và các thành viên trong Ban lãnh đạo thường trực Interpol. Tới dự còn có đại biểu 152 đoàn đến từ 188 quốc gia thành viên Interpol, đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện Đại sứ quán các nước tại Hà Nội; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành Trung ương và Hà Nội.

1 pho2288 480 Interpol xây dựng mái nhà chung của cộng đồng Cảnh sát quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và các vị lãnh đạo Interpol tham gia đoàn Chủ tịch kỳ họp.

Kỳ họp sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 31/10 đến 3/11. Đây cũng là cơ hội để tổ chức cảnh sát lớn nhất thế giới xem xét việc phát triển mạng lưới sau khi kết nạp thêm Curacao, Sint Maarten và Nam Sudan.

Cần nỗ lực hợp tác của cộng đồng quốc tế

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng kênh hợp tác phòng chống tội phạm qua Interpol. Vì thế, đúng vào dịp này cách đây 20 năm, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép lực lượng Cảnh sát Việt Nam tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Interpol và luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Cảnh sát Việt Nam hội nhập và tham gia hoạt động tích cực trong khuôn khổ hợp tác quan trọng này.

Phó Thủ tướng đề nghị lực lượng Cảnh sát quốc gia các nước thành viên cùng nhau làm việc với tinh thần đoàn kết và phối hợp hỗ trợ để xây dựng một mái nhà chung của cộng đồng Cảnh sát quốc tế ngày càng phát triển.

Những năm qua, Việt Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm với các nước thông qua các khuôn khổ song phương và đa phương, trong đó có sự hợp tác qua Interpol. Việt Nam cũng đang nỗ lực cùng các nước trong khuôn khổ ASEM, ASEAN, ASEAN+3 và các tổ chức quốc tế như UNODC của Liên hợp quốc, ký kết và thực hiện nhiều tuyên bố về hợp tác chống khủng bố quốc tế; chống tội phạm xuyên quốc gia trong đó chú trọng vào các loại tội phạm ma túy, lừa đảo, truy nã quốc tế, rửa tiền, mua bán người, công nghệ cao và các loại tội phạm có tổ chức khác. Tham gia chương trình hành động chống tham nhũng châu Á – Thái Bình Dương, tham gia Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC)… Sau lời phát biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh cồng khai mạc kỳ họp.

Interpol – trung tâm điều hành, chỉ huy mang tính toàn cầu

Phát biểu chào mừng Kỳ họp ĐHĐ 80, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Thường trực và các nước thành viên tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế đã tin tưởng lựa chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai sự kiện trọng đại này. Kỳ họp lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng Công an Việt Nam nói riêng, thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm của Interpol đối với lực lượng Cảnh sát Việt Nam, là sự ghi nhận và đánh giá cao sự trưởng thành và những đóng góp tích cực của lực lượng Cảnh sát Việt Nam 20 năm qua, kể từ khi gia nhập Interpol năm 1991.

Theo Bộ trưởng, Interpol đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc điều phối và phối hợp hành động đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, đã và đang phát huy vai trò của một trung tâm điều hành, chỉ huy mang tính toàn cầu nhằm xây dựng một khuôn khổ hợp tác thực thi pháp luật hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật các nước thành viên… “Chúng ta rất vui mừng nhận thấy, trải qua 88 năm hình thành và phát triển, Interpol ngày càng lớn mạnh và đang đi đúng với đường hướng hoạt động và chiến lược phát triển của mình, góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng nền hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới” – Bộ trưởng khẳng định.

Cơ hội để xem xét lại các hình thức an ninh

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui cho rằng, Kỳ họp ĐHĐ lần này là cơ hội để xem xét lại các hình thức an ninh và đưa ra những sáng kiến mới để mở rộng triển vọng hợp tác an ninh của từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Ông Khoo nói: “Chúng ta cần phải đưa ra các dự đoán, dự báo và chiến lược phát triển hợp tác để đối phó với những đe dọa an ninh hiện tại và trong tương lai”.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và mức độ phổ biến của Internet, tội phạm ngày càng phát triển, chúng ta cần phải hợp tác để chống tội phạm mạng đang gia tăng”. Theo Chủ tịch, muốn mặt trận chống tội phạm toàn cầu có hiệu quả, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ khăng khít giữa công và tư. Chủ tịch nhắc đến khu liên hợp của Interpol ở Singapore như là một cách thức hợp tác hiện đại, tiêu biểu. (IGCI). Khu liên hợp này dự kiến được khánh thành tại Singapore vào năm 2014, sẽ giúp Interpol mở rộng được việc hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc đối phó với những mối đe dọa tội phạm của thế kỷ XXI và tăng cường hợp tác Cảnh sát quốc tế

Đ.Trường – T.Hòa – T.Phương (Theo CAND)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thăm gian giới thiệu của Interpol Việt Nam

0 nhận xét

“Tội phạm công nghệ cao là mối nguy của chúng ta với quy mô ngày càng phức tạp và ảnh hưởng lớn” – chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui phát biểu như thế ở hội nghị thường niên của Interpol tại Hà Nội.

Có hơn 1.000 đại biểu đến từ 154 đoàn cảnh sát các nước dự Đại hội đồng lần thứ 80 ngày 31-10.

Cờ Việt Nam và cờ Interpol tại lễ khai mạc

Cờ Việt Nam và cờ Interpol tại lễ khai mạc

Tội phạm công nghệ cao được xác định là một trong nhiều thách thức mới nổi, gây thiệt hại cho thế giới 400 tỉ USD mỗi năm. Theo số liệu của Interpol, cứ 14 giây lại có một nạn nhân của loại tội phạm này.

“Hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, chúng lợi dụng sự chênh lệch về trình độ các nước để gây tội ác có hậu quả nghiêm trọng, vì thế đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu” – Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang nói tại lễ khai mạc.

Theo chủ tịch Interpol, với các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng Internet ngày càng phổ biến và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đây là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm công nghệ cao tấn công. “Chỉ có thể ứng phó bằng cách nâng cao năng lực của lực lượng cảnh sát” – ông Khoo Boon Hui nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã điều tra, khám phá nhiều vụ, trong đó có sự phối hợp rất tốt với các nước ASEAN và thế giới. Ông nói: “Thời điểm này phải tăng cường trao đổi kinh nghiệm và giải pháp để ứng phó. Chúng ta cần có quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, góp phần giảm thiểu tối đa tội phạm công nghệ cao”.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị thường niên quan trọng nhất của Interpol sau 20 năm làm thành viên. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước khi đánh cồng chính thức khai mạc hội nghị bốn ngày của Interpol, nhấn mạnh Chính phủ VN đặc biệt coi trọng phòng chống tội phạm qua Interpol và luôn ủng hộ, quan tâm, tạo điều kiện để lực lượng cảnh sát VN tham gia các hoạt động của Interpol.

 Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thăm gian giới thiệu của Interpol Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thăm gian giới thiệu của Interpol Việt Nam

 Bên ngoài phòng họp chính là gian hàng của các công ty hàng đầu thế giới cung cấp giải pháp phòng chống tội phạm như phần mềm nhận diện, phân tích dấu vân tay. Tập đoàn NEC dự kiến sẽ đưa vào thị trường phần mềm phân tích DNA ngay tại hiện trường trong 25 phút vào năm 2013

Bên ngoài phòng họp chính là gian hàng của các công ty hàng đầu thế giới cung cấp giải pháp phòng chống tội phạm như phần mềm nhận diện, phân tích dấu vân tay. Tập đoàn NEC dự kiến sẽ đưa vào thị trường phần mềm phân tích DNA ngay tại hiện trường trong 25 phút vào năm 2013

HƯƠNG GIANG (Theo Tuoitre)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang phát biểu Khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80

0 nhận xét

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lực lượng cảnh sát quốc gia các nước thành viên cùng nhau làm việc với tinh thần đoàn kết và phối hợp hỗ trợ. “Chúng tôi hoan nghênh và đánh gia cao sáng kiến của Tổ chức INTERPOL và Chính phủ Singapore về việc xây dựng Khu Liên hợp của Tổ chức INTERPOL tại khu vực châu Á”.

Sáng 31/10, Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 (ĐHĐ 80) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol, cùng đại diện các đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Lễ khai mạc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol, cùng đại diện các đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Lễ khai mạc.

Lễ khai mạc vinh dự chào đón đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Về phía Bộ Công an có đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức Kỳ họp ĐHĐ 80; đại diện các ban, ngành Trung ương, Thành phố Hà Nội.

Về phía Tổ chức Cảnh sát quốc tế, có ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol; ngài Ronald K. Noble, Tổng thư ký Interpol và các thành viên trong Ban lãnh đạo thường trực Interpol; 152 đoàn đại biểu đến từ 188 quốc gia thành viên Interpol, đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện Đại sứ quán các nước tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Phát biểu chào mừng Kỳ họp ĐHĐ 80, đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Thường trực và các nước thành viên tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế đã tin tưởng lựa chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai sự kiện trọng đại này. Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 được tổ chức tại Việt Nam lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam nói riêng, thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm của Interpol đối với lực lược Cảnh sát Việt Nam, là sự ghi nhận và đánh giá cao sự trưởng thành và những đóng góp tích cực của lực lượng Cảnh sát Việt Nam 20 năm qua, kể từ khi gia nhập Interpol năm 1991.

Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng, dưới sự chủ trì đầy kinh nghiệm của Ngài Chủ tịch, Ngài Tổng thư ký và Ban lãnh đạo Thường trực Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế, cùng với sự đóng góp của các nhà lãnh đạo lực lượng Cảnh sát các nước thành viên, cũng như đại diện các tổ chức quốc tế, chắc chắn Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 sẽ thành công tốt đẹp, mở ra một triển vọng mới trong hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên phạm vi toàn thế giới”.

Là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam cũng chịu tác động trực tiếp của tính chất phức tạp về tội phạm từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy đã nhận thức rõ trong thời đại ngày nay, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần phải có nỗ lực hợp tác của cả cộng đồng quốc tế. Những năm qua, Việt Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm với các nước thông qua các khuôn khổ song phương và đa phương, trong đó có sự hợp tác qua INTERPOL.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đề nghị lực lượng cảnh sát quốc gia các nước thành viên cùng nhau làm việc với tinh thần đoàn kết và phối hợp hỗ trợ để xây dựng một mái nhà chung của cộng đồng Cảnh sát quốc tế ngày càng phát triển. “Chúng tôi hoan nghênh và đánh gia cao sáng kiến của Tổ chức INTERPOL và Chính phủ Singapore về việc xây dựng Khu Liên hợp của Tổ chức INTERPOL tại khu vực châu Á. Tôi cho rằng với sự phát triển rộng khắp và mạnh mẽ của mình, Tổ chức INTERPOL chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển trên toàn thế giới”. Phó Thủ tướng đánh giá thêm.

Chủ tịch Interpol Khoo Bun Hui đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Công an Việt Nam và Interpol, đồng thời mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa Interpol với lực lượng Cảnh sát Việt Nam trong phòng, chống tội phạm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh cồng khai mạc kỳ họp.

Chùm ảnh về ngày khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 do phóng viên CAND Online thực hiện:

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gõ cồng Khai mạc Kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gõ cồng Khai mạc Kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol.

Ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Tổ chức Interpol phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Tổ chức Interpol phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại Kỳ họp.

Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại Kỳ họp.

Ban điều hành Kỳ họp tổ chức họp báo sau Lễ Khai mạc.

Ban điều hành Kỳ họp tổ chức họp báo sau Lễ Khai mạc.

Quỳnh Vinh – Trang Dũng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang phát biểu Khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80

0 nhận xét

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lực lượng cảnh sát quốc gia các nước thành viên cùng nhau làm việc với tinh thần đoàn kết và phối hợp hỗ trợ. “Chúng tôi hoan nghênh và đánh gia cao sáng kiến của Tổ chức INTERPOL và Chính phủ Singapore về việc xây dựng Khu Liên hợp của Tổ chức INTERPOL tại khu vực châu Á”.

Sáng 31/10, Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 (ĐHĐ 80) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol, cùng đại diện các đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Lễ khai mạc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol, cùng đại diện các đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Lễ khai mạc.

Lễ khai mạc vinh dự chào đón đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Về phía Bộ Công an có đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức Kỳ họp ĐHĐ 80; đại diện các ban, ngành Trung ương, Thành phố Hà Nội.

Về phía Tổ chức Cảnh sát quốc tế, có ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol; ngài Ronald K. Noble, Tổng thư ký Interpol và các thành viên trong Ban lãnh đạo thường trực Interpol; 152 đoàn đại biểu đến từ 188 quốc gia thành viên Interpol, đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện Đại sứ quán các nước tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Phát biểu chào mừng Kỳ họp ĐHĐ 80, đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Thường trực và các nước thành viên tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế đã tin tưởng lựa chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai sự kiện trọng đại này. Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 được tổ chức tại Việt Nam lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam nói riêng, thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm của Interpol đối với lực lược Cảnh sát Việt Nam, là sự ghi nhận và đánh giá cao sự trưởng thành và những đóng góp tích cực của lực lượng Cảnh sát Việt Nam 20 năm qua, kể từ khi gia nhập Interpol năm 1991.

Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng, dưới sự chủ trì đầy kinh nghiệm của Ngài Chủ tịch, Ngài Tổng thư ký và Ban lãnh đạo Thường trực Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế, cùng với sự đóng góp của các nhà lãnh đạo lực lượng Cảnh sát các nước thành viên, cũng như đại diện các tổ chức quốc tế, chắc chắn Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 sẽ thành công tốt đẹp, mở ra một triển vọng mới trong hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên phạm vi toàn thế giới”.

Là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam cũng chịu tác động trực tiếp của tính chất phức tạp về tội phạm từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy đã nhận thức rõ trong thời đại ngày nay, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần phải có nỗ lực hợp tác của cả cộng đồng quốc tế. Những năm qua, Việt Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm với các nước thông qua các khuôn khổ song phương và đa phương, trong đó có sự hợp tác qua INTERPOL.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đề nghị lực lượng cảnh sát quốc gia các nước thành viên cùng nhau làm việc với tinh thần đoàn kết và phối hợp hỗ trợ để xây dựng một mái nhà chung của cộng đồng Cảnh sát quốc tế ngày càng phát triển. “Chúng tôi hoan nghênh và đánh gia cao sáng kiến của Tổ chức INTERPOL và Chính phủ Singapore về việc xây dựng Khu Liên hợp của Tổ chức INTERPOL tại khu vực châu Á. Tôi cho rằng với sự phát triển rộng khắp và mạnh mẽ của mình, Tổ chức INTERPOL chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển trên toàn thế giới”. Phó Thủ tướng đánh giá thêm.

Chủ tịch Interpol Khoo Bun Hui đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Công an Việt Nam và Interpol, đồng thời mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa Interpol với lực lượng Cảnh sát Việt Nam trong phòng, chống tội phạm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh cồng khai mạc kỳ họp.

Chùm ảnh về ngày khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 do phóng viên CAND Online thực hiện:

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gõ cồng Khai mạc Kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gõ cồng Khai mạc Kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol.

Ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Tổ chức Interpol phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Ngài Khoo Boon Hui, Chủ tịch Tổ chức Interpol phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại Kỳ họp.

Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại Kỳ họp.

Ban điều hành Kỳ họp tổ chức họp báo sau Lễ Khai mạc.

Ban điều hành Kỳ họp tổ chức họp báo sau Lễ Khai mạc.

Quỳnh Vinh – Trang Dũng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Ông Trần Đại Quang dự phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết hiến pháp 1992

0 nhận xét

Hôm nay 18/10, Ban chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo.

Họp phiên thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992

Họp phiên thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, lãnh đạo các bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội, các thành viên Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tham dự cuộc họp.

Các thành viên Ban chỉ đạo đã thảo luận, thông qua quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Ban chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo.

Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ trong một thời gian ngắn, với nhiều cuộc hội thảo, kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết thi hành Hiến pháp ở các bộ ngành, địa phương… Do đó, các thành viên cần dành thời gian tập trung cho công tác này một cách thích đáng, bảo đảm cho việc tổng kết đạt chất lượng và hiệu quả, nhất là với các đề xuất, kiến nghị lên Đảng và Nhà nước.

Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đề nghị tổ chức tổng kết và xây dựng báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp theo chuyên đề đối với các bộ, ngành, địa phương được phân công; trong đó, tập trung làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành các quy định của Hiến pháp liên quan đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương mình.

Việc tổng kết tại các bộ, ngành, địa phương phải được triển khai khẩn trương nhưng bảo đảm chất lượng, tránh hình thức, hời hợt, với sự kiểm tra, giám sát nghiêm túc, chặt chẽ từ Ban chỉ đạo. Trong quá trình tổng kết, cần bảo đảm sự tham gia tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân.

Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cá nhân, tổ chức và công dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, phản ánh kịp thời các ý kiến đóng góp, sáng kiến, đề xuất của nhân dân trong quá trình tổng kết.

Các thành viên Ban chỉ đạo cũng kiến nghị bổ sung thêm một số ủy viên trong Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo như các chuyên gia của một số bộ, ngành.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ cần chủ động tham gia sâu ngay từ đầu và trong suốt quá trình tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp để có những đề xuất, tham mưu với Đảng và Nhà nước về sửa đổi, bổ sung “đạo luật gốc” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011. Việc tổng kết phải đạt chất lượng cao về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho những đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước.

Ngày 28/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992; đồng thời quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.

Ban chỉ đạo gồm 16 thành viên, do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Phó trưởng ban thường trực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam làm Phó trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Ủy viên Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ giúp việc là người phát ngôn của Ban chỉ đạo.

Lê Sơn

(Theo Chinhphu)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Ông Trần Đại Quang tham dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nam 2011

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2011 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong trong 2 ngày 25 và 26/9.

Báo cáo tình hình KT-XH

 

    Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Đánh giá đúng thực trạng

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng thực trạng, khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục.

Theo Thủ tướng, những kết quả tích cực bước đầu đạt được, trước hết là lạm phát giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là lần thứ 2 liên tiếp mức tăng chỉ số giá dưới 1%. Thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt, nhiều khả năng chúng ta sẽ giảm được bội chi dưới chỉ tiêu đề ra (5,3%) trong năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung 9 tháng năm 2011 đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 9 tháng năm 2011 bằng xấp xỉ 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nhập siêu 9 tháng năm 2011 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 11 (không quá 16%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2011 ước tăng 2,1/% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 9 tháng năm 2011, IIP tăng khoảng 7,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định ước tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Cán cân thanh toán tổng thể trong 9 tháng năm 2011 và dự báo cả năm là thặng dư; dự trữ ngoại tệ tăng lên; lãi suất còn cao nhưng đã kiểm soát được và có xu hướng giảm; tổng cầu giảm trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công.

Bên cạnh đó, nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn; chúng ta tiếp tục duy trì được sản xuất, quý sau cao hơn quý trước; nếu trong quý IV duy trì được tăng trưởng bằng quý III, chúng ta sẽ giữ được mức độ tăng trưởng 6% trong năm 2011; nông nghiệp được duy trì và phát triển; khu vực hàng hóa, dịch vụ, du lịch tăng mạnh.

Công tác an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nhà ở cho sinh viên, người thu nhập thấp được quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây chỉ là những kết quả tích cực bước đầu do kinh tế vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, bấp bênh, phía trước dự báo “những khó khăn, thách thức rất lớn” do kinh tế thế giới suy giảm sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài, ODA, khách du lịch… đến Việt Nam.

Lạm pháp còn cao; nợ xấu tăng lên ở các ngân hàng cổ phần; sức ép về tỷ giá vào cuối năm; nhập siêu lớn; dự trữ ngoại tệ có tăng thêm nhưng chưa đạt yêu cầu; doanh nghiệp còn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn; đời sống của người thu nhập thấp, trong đó nổi cộm là đời sống người lao động ở các khu công nghiệp làm ngành nghề dệt may, da giầy; đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; thiên tai, dịch bệnh xảy ra…

Các Bộ, ngành, địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết những khó khăn này trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Tiếp tục kiên trì Nghị quyết 11

Về nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, nhiệm vụ trước tiên vẫn là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, không nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất xuống theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng. Kiểm soát tỷ giá hiệu quả để không gây biến động lớn.

Về cung tiền, tăng dư nợ tín dụng ở mức khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%. Quan tâm tới thanh khoản ngân hàng, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu; kiểm soát tốt cho vay nợ bất động sản. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thị trường “chợ đen” về ngoại hối, thị trường vàng…

Về thu chi ngân sách và đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiên quyết không ứng trước vốn ngân sách năm 2012, cùng với đó là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công.

Quyết liệt thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp; trong công nghiệp tiến hành rà soát, thúc đẩy các dự án, nhất là việc dồn vốn cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án thực sự cấp bách.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam, giảm nhập siêu. Việc giảm nhập siêu cần thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường xuất khẩu, bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy điện; bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội trong đó lưu ý tới vấn đề về lao động việc làm, y tế, giáo dục; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông… Ngay đầu phiên họp ngày 26/9, Thủ tướng đã chỉ đạo một số giải pháp cụ thể ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4, yêu cầu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão, sẵn sàng sơ tán dân khỏi những nơi có nguy cơ mất an toàn…

Sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước

Qua nghe báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng đưa ra phương án sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước; thiết kế cơ chế quản lý xác định rõ chủ sở hữu với trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động và công tác cán bộ của doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp mạnh mẽ hơn

Trong thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng…

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống lụt bão; công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề xuất cần quan tâm hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; dự trữ đủ cơ số thuốc chữa bệnh, cây, con giống để cung ứng kịp thời cho các vùng không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, tổng kết về mô hình doanh nghiệp nhà nước. Khẳng định việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất cần sớm xây dựng đề án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, có lộ trình rõ ràng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý, giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Nhận định hiện nay hoạt động đầu tư công còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị cần thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác kiểm soát đầu tư công, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào những công trình có ý nghĩa phúc lợi xã hội lớn, quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao, trong đó có nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế, nguyên nhân do điều hành… và cho rằng, việc kiềm chế lạm phát phải được thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ cả về trước mắt cũng như về lâu dài; đề nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa; thực hiện hiệu quả các giải pháp cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu; cần quyết liệt hơn nữa trong chống đầu cơ, tăng giá; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, minh bạch, công khai chính sách nhằm chống lạm phát tâm lý, lạm phát kỳ vọng…

Các cơ quan chức năng cần chỉ đạo quyết liệt hơn công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra do tai nạn giao thông; làm tốt công tác phân phối, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu vào dịp cuối năm; chống tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

(Theo Chinhphu)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →