Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ hợp tác giữa hải quân các nước ASEAN

0 nhận xét

Bộ Quốc phòng Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc hợp tác giữa hải quân các nước ASEAN trên các kênh song phương và đa phương, cũng như mở rộng hợp tác giữa hải quân ASEAN và các nước đối tác.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định như vậy khi phát biểu chào mừng Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) khai mạc sáng 27/7 tại Hà Nội.

Các đại biểu dự Hội nghị đã nghiêm túc trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực.

Các đại biểu dự Hội nghị đã nghiêm túc trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực.

Tư lệnh Hải quân 9 quốc gia thành viên ASEAN và Tùy viên Quốc phòng Lào tại Việt Nam đã tham dự Hội nghị. Trước Lễ khai mạc, các đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến mới, với sự quan tâm đặc biệt dành cho an ninh biển. Đảm bảo một môi trường biển hòa bình, ổn định, an toàn, hài hòa về lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế bền vững là nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia thành viên, là yếu tố cốt lõi kết nối và thúc đẩy hợp tác trong ASEAN.

Bộ Quốc phòng Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc hợp tác giữa hải quân các nước ASEAN trên các kênh song phương và đa phương, cũng như mở rộng hợp tác giữa hải quân ASEAN và các nước đối tác.

Phía Việt Nam cũng hoan nghênh các hình thức hợp tác như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, phối hợp tuần tra chung trên biển, thiết lập đường dây nóng giữa các đơn vị hải quân, trao đổi thông tin tình báo, phối hợp đào tạo và huấn luyện chung, tiến tới diễn tập chung để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống của khu vực.

Khai mạc Hội nghị, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam cho rằng, ANCM-5 với chủ đề “Hợp tác Hải quân ASEAN vì hòa bình và an ninh biển” diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh trên Biển Đông đang hết sức phức tạp, việc vi phạm chủ quyền quốc gia đối với một số nước ASEAN đang gây ra những lo ngại cho nhiều nước trong và ngoài khu vực, đặc biệt là những vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tình hình này không có lợi cho bất cứ quốc gia nào trong khu vực, kể cả quốc gia không có biển.

Sau lễ khai mạc, các đoàn tham dự Hội nghị đã trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực, trong đó có tình hình an ninh Biển Đông. Hội nghị kêu gọi các bên liên quan tìm kiếm giải pháp ngoại giao hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, DOC và hướng đến đạt được Bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (COC), đồng thời hoan nghênh nỗ lực mới đây của hai bên trong việc đạt được Hướng dẫn thực thi DOC.

Thống nhất quan điểm về tiềm năng hợp tác lớn giữa hải quân các nước ASEAN, nhiều ý tưởng và sáng kiến hợp tác đã được nêu ra tại Hội nghị, trong đó có mở rộng hợp tác với các nước ngoài khu vực, phối hợp triển khai chung, tuần tra chung, thành lập cổng chia sẻ thông tin, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước ASEAN, hợp tác về tình báo, đào tạo chung, tổ chức hội thảo cấp tham mưu về an ninh hàng hải, thống nhất việc gửi tín hiệu chào nhau giữa hải quân ASEAN.

Trên tinh thần đó, Hội nghị cũng tập trung thảo luận và đi đến thống nhất về các văn kiện bao gồm: Định hướng Hợp tác Hải quân các nước ASEAN; Giao lưu sỹ quan trẻ Hải quân các nước ASEAN và Chương trình hoạt động 2 năm 2011 – 2013.

Hà Vũ


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

GS Đại học Hải quân Mỹ: Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế

0 nhận xét

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

Peter Dutton, Bien Dong, Truong Quoc, vi pham luat quoc te, UNCLOS

Giáo sư Peter Dutton phát biểu tại hội thảo.

Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

“UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.”

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm.”

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế “khai thác chung,” hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế.

Đỗ Thúy


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Hội nghị các bên tham gia Công ước LHQ về luật biển UNCLOS

0 nhận xét

Ngày 14/6, Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) đã khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.

Chủ tịch Hội nghị, Camillo Gonsalves, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế và các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia Công ước được hưởng lợi ích từ chế độ pháp lý quốc tế mạnh, được thừa nhận và thực hiện trên toàn cầu đối với các đại dương trên thế giới.

Đây là công cụ pháp lý quốc tế thiết yếu để duy trì hòa bình và an ninh cũng như sử dụng bền vững các đại dương, hàng hải và bảo vệ môi trường biển.

UNCLOS, cong uoc, hoi nghi

Ảnh minh họa

Hội nghị lần thứ 21 lần này sẽ tập trung vào các vấn đề hành chính và ngân sách liên quan đến Tòa án quốc tế về luật biển (ITLS), báo cáo của Tổng Thư ký Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA) và Chủ tịch Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS).

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề luật pháp và cố vấn luật pháp của Liên hợp quốc, Patricia O’Brien, cho biết sau khi Thái Lan và Malawi phê chuẩn Công ước, số nước thành viên tham gia UNCLOS đã lên tới 162 và con số này sẽ còn tăng.

Bà Patricia O’Brien nhấn mạnh với số đơn đệ trình CLCS hiện đã lên tới 56 cộng với 10 đơn nữa sẽ được đệ trình, tải trọng công việc của CLCS phải giải quyết vẫn là vấn đề then chốt. Nhóm làm việc không chính thức đang phải nỗ lực hợp tác với Ủy ban và Ban Thư ký Liên hợp quốc để đánh giá các biện pháp cần thiết có thể đáp ứng tải trọng công việc này, trong đó có đề nghị tăng thời gian làm việc của CLCS lên 26 tuần hàng năm.

Về công việc của Tòa án quốc tế về luật biển, bà Patricia O’Brien nêu bật ý kiến tư vấn được Phòng Tranh chấp đáy biển đệ trình về trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước bảo trợ cho các cá nhân và thực thể hoạt động tại các khu vực đáy biển.

Chủ tịch Tòa án, José Luís Jesus, nhấn mạnh trong 162 nước thành viên UNCLOS, 44 nước đã tuyên bố các thủ tục giải quyết tranh chấp về giải thích hoặc ứng dụng UNCLOS, trong đó 30 nước chọn Tòa án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp.

UNCLOS được coi là “Hiến pháp của các đại dương,” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1982 và có hiệu lực quốc tế ngày 16/12/1994. UNCLOS bao gồm 320 điều khoản và chín phụ lục chi phối tất cả các vấn đề biển và không gian các đại dương từ quyền thông thương, các giới hạn biển, nghiên cứu khoa học biển, đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, giải quyết tranh chấp. Công ước thiết lập Tòa án quốc tế về luật biển, Cơ quan đáy biển quốc tế và Ủy ban giới hạn thềm lục địa.

PV


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →