Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Liên kết cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình, ổn định

0 nhận xét

Chiều 29/10, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau khi dự buổi tiếp khách quốc tế của Thủ tướng, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ nhân sự kiện kỳ họp Đại Hội đồng Interpol lần thứ 80 diễn ra tuần tới tại Hà Nội.

Thưa Bộ trưởng, Kỳ họp lần này của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol (In – tơ- pôn) diễn ra tại Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình quốc tế nói chung và đối với Việt Nam nói riêng?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực trong phối hợp với Interpol về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực trong phối hợp với Interpol về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Trần Đại Quang:  Như các bạn đã biết, trên thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, theo đó hoạt động tội phạm xuyên quốc gia diễn biến phức tạp hơn với các thủ đoạn tinh vi, trên phạm vi rộng và xuất hiện những loại tội phạm mới, phi truyền thống, lợi dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phạm tội. Hậu quả tội phạm xuyên quốc gia gây ra rất nguy hiểm và có tính toàn cầu. Do vậy cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng thi hành pháp luật, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát của các quốc gia trên toàn thế giới.

Qua 88 năm hình thành, phát triển, lực lượng Interpol đã và đang khẳng định vị trí quan trọng của mình với đường lối hoạt động và chiến lược phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng một thế giới an toàn, hòa bình, ổn định và phát triển.

Hoạt động của Interpol đã và đang phát huy vai trò của một trung tâm điều hành, chỉ huy mang tính toàn cầu nhằm xây dựng khuôn khổ hợp tác thực thi pháp luật với tôn chỉ, mục đích rõ ràng, có hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động linh hoạt để hỗ trợ lực lượng Cảnh sát các nước thành viên nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng, việc Việt Nam được chọn là nước đăng cai kỳ họp này thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm cao của Interpol cũng như của các quốc gia trên thế giới đối với đất nước, con người Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao vị trí, vai trò và những đóng góp tích cực của lực lượng Cảnh sát Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức từ năm 1991 tới nay.

20 năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân nói chung, Cảnh sát nhân dân nói riêng luôn chủ động và tích cực hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt với lực lượng Cảnh sát các nước trong nỗ lực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Kết quả đó góp phần tích cực đảm bảo an ninh trật tự của đất nước, gìn giữ an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ họp lần này tiến hành một khối lượng công việc rất lớn, tôi tin rằng, với kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Thường trực, sự nỗ lực của các thành viên và những đóng góp của Công an Việt Nam trong vai trò nước chủ nhà đăng cai, chắc chắn kết quả thành công của kỳ họp sẽ mở ra triển vọng mới trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; quan trọng hơn đó là sự liên kết Cảnh sát toàn cầu vì một thế giới an toàn, hòa bình, ổn định và phát triển như chủ đề mà kỳ họp hướng tới.

Gia nhập Interpol đã được 20 năm, thưa Bộ trưởng, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có vai trò và vị trí như thế nào trong một tổ chức quan trọng toàn cầu như vậy?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Ngày 4/11/1991 đánh dấu sự kiện quan trọng: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam trở thành thành viên thứ 156 của Interpol, mở ra cơ chế hợp tác đa phương thực thi pháp luật trên phạm vi rộng nhất từ trước tới nay. Thông qua kênh hợp tác Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác rất có hiệu quả với lực lượng Cảnh sát các nước thành viên Interpol không chỉ trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm mà còn hợp tác trong đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực chiến đấu, xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, hiện đại. Việc tham gia Tổ chức này cũng đóng góp to lớn vào quá trình giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và công cuộc đổi mới đất nước.

20 năm qua, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã thực hiện tốt hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan thi hành pháp luật của các nước thành viên, các đơn vị nghiệp vụ. Kết quả này thể hiện trên các mặt như: tiếp nhận và xử lý thông tin; công tác phối hợp đấu tranh chống tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm khủng bố. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam phối hợp tích cực trong công tác tương trợ tư pháp về hình sự, thực hiện công tác truy nã, dẫn độ, công tác xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam phục vụ chỉ huy, chỉ đạo. Những nội dung đó một mặt thể hiện kết quả hợp tác trong khuôn khổ Interpol, ASEANAPOL về đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, mặt khác đã góp phần nâng cao vị thế Công an nhân dân Việt Nam và xây dựng, củng cố lòng tin với lực lượng thi hành pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Văn phòng Interpol của Bộ Công an Việt Nam làm việc với cảnh sát nước ngoài

Văn phòng Interpol của Bộ Công an Việt Nam làm việc với cảnh sát nước ngoài

Gia nhập Tổ chức này, lực lượng Cảnh sát Việt Nam phải thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả nghĩa vụ một quốc gia thành viên, điều đó đặt ra yêu cầu nào đối với chúng ta trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Trước hết chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm, đây là yêu cầu rất quan trọng. Từ thực tiễn các vụ án đã phát hiện, điều tra, xử lý ở Việt Nam cũng như qua kinh nghiệm các nước, chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân phát sinh loại tội phạm xuyên quốc gia, những khó khăn, vướng mắc về pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội cũng như công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược chuyên sâu phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài giai đoạn 2011 – 2020. Tổ chức rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành cũng như những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Từ đó tham mưu cho Nhà nước có phương án xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này như: Luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức; Luật Chống tội phạm công nghệ cao; Luật Bảo vệ nhân chứng…

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh tư liệu

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh tư liệu

Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, chúng ta phải có lực lượng và phương tiện đủ mạnh. Về lực lượng, Bộ Công an đã chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Cảnh sát có nghiệp vụ chuyên môn cao, hiểu biết sâu cả về luật pháp trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và giàu kinh nghiệm trong đấu tranh loại tội phạm này. Bộ sẽ nghiên cứu từng bước hình thành các lực lượng chuyên trách chống tội phạm xuyên quốc gia, đủ sức thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới. Lực lượng chuyên trách này tập trung ở các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ và Công an các địa phương trọng điểm. Theo đó, tăng cường đào tạo và tập huấn chuyên sâu cho lực lượng này, hướng dẫn pháp luật trong điều tra, xử lý các vụ án tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Xem xét triển khai mạng lưới sỹ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam tại các nước có tình hình tội phạm xuyên quốc gia phức tạp liên quan Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát các nước.  Về phương tiện, Bộ Công an sẽ quan tâm đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện, thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Thưa Bộ trưởng, đến giờ này, công tác chuẩn bị  kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã được tiến hành như thế nào?

Bộ trưởng Trần Đại Quang : Việt Nam từng đăng cai tổ chức thành công tốt đẹp nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế lớn như ASEM 5 năm 2004, Hội nghị APEC 14 năm 2006, Đại lễ Phật đản năm 2008… Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần này, Bộ Công an Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Các biện pháp nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho kỳ họp; các điều kiện cần thiết phục vụ thành công cho kỳ họp đã sẵn sàng; đồng thời chúng ta cũng sẽ đưa ra những sáng kiến, đóng góp quan trọng về nội dung, chủ đề, các diễn đàn thảo luận, trao đổi, đảm bảo kỳ họp thành công tốt đẹp nhất

Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!

Trung Nghĩa thực hiện


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Philippines đề xuất Liên hợp quốc phân xử tranh chấp ở biển Đông

0 nhận xét

Hãng Reuters ngày 11/7 đưa tin, Philippines đang đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) phân xử tranh chấp ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila cũng cho hay, ông đã nêu ý tưởng này với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua tòa án quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước của LHQ về Luật Biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không?”.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Được biết, trước khi thăm Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Philippines trong đó có Ngoại trưởng Alber del Rosario và Tổng thống Benigno Aquino từng khẳng định lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng các nước nên cùng hợp tác, thăm dò tài nguyên tại các khu vực tranh chấp này để bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bính Đức cho biết ông và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen đã thảo luận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông

 

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Đô đốc Mike Mullen công du Trung Quốc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông

0 nhận xét

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, ngày 10-7 đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc. Chuyến đi diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Mục đích chung của hai chuyến đi đều hướng đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông.

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Mỹ – Trung cùng muốn có hòa bình

Đô đốc Mullen là vị Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đầu tiên viếng thăm Trung Quốc từ năm 2007 tới nay. Dự kiến, ông sẽ hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và hội kiến với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.

Ông Mullen cũng sẽ thăm các binh chủng không quân, lục quân, hải quân và đơn vị pháo binh số 2 ở Bắc Kinh. Ông còn có bài phát biểu trước sinh viên tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Mục tiêu chuyến đi của Đô đốc Mullen nhằm thúc đẩy đối thoại an ninh Mỹ -Trung.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi Brunei thuộc khu vực biển Đông cùng với các đồng minh Nhật Bản và Australia. Để xoa dịu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, cuộc tập trận tại biển Đông lần này chỉ là ở “quy mô nhỏ”.

Phát biểu với các phóng viên trước khi gặp các quan chức Trung Quốc, ông Mullen nói quan hệ giữa hai nước – “những cường quốc Thái Bình Dương” – rất quan trọng. Ông nói thêm rằng hai bên cần làm việc nhiều hơn nữa về tính minh bạch và độ tin cậy về chiến lược. Đô đốc Mullen nói: “Sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực đã trở nên quan trọng cho các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như vậy”. Về các tranh chấp trên biển Đông, ông Mullen nói: “Chúng tôi chủ trương ủng hộ mạnh mẽ biện pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng”.

Cũng nhân chuyến thăm này, tờ China Daily có bài viết cho rằng chuyến thăm của ông Mullen gửi một thông điệp tích cực với thế giới. Trung Quốc và Mỹ phải hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Để duy trì phát triển bền vững, hai nước cần phải tôn trọng lẫn nhau đối với các lợi ích cốt lõi cũng như quan tâm chính của mỗi nước. Hai nước cần xử lý đúng đắn những bất đồng và các vấn đề nhạy cảm, tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược cũng như mở rộng lợi ích chung.

Trung Quốc – Philippines: Tuân thủ DOC

Chuyến thăm của Đô đốc Mỹ Mullen diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh. Trong bản Tuyên bố chung, hai Ngoại trưởng đồng ý là sẽ không để tranh chấp chủ quyền biển Đông ảnh hưởng đến “quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Philippines với Trung Quốc. Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Phủ Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng là sau bản tuyên bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Như vậy, sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên biển Đông, Philippines và Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhiệt.

Thông tin từ Phủ Tổng thống Philippines trước đó cũng cho biết Tổng thống Benigno Aquino sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 8 này.

Một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Mỹ không thể có chiến tranh với Trung Quốc do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.

Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu năm 2011 đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khánh Minh


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Trung Quốc-Philippines: Không ảnh hưởng vì tranh chấp biển Đông

0 nhận xét

Ngày 8/7, Trung Quốc và Philippines đã nhất trí sẽ không để những tranh chấp trên biển gần đây ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước.

Đây là kết quả đạt được sau cuộc gặp kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario đang ở thăm Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario.

Tân Hoa xã dẫn một nguồn tin sau cuộc gặp cho biết, hai bên cam kết sẽ “cùng nỗ lực giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) đã được Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký kết.”

Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi hàng loạt vấn đề, trong đó có thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, hợp tác quốc phòng, phối hợp chống tội phạm xuyên quốc gia cũng như những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.

Phát biểu tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì khẳng định Trung Quốc dành sự quan tâm lớn cho việc phát triển quan hệ với Philippines, sẵn sàng cùng Philippines duy trì các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị theo hướng ổn định và có lợi.

Theo ông Dương Khiết Trì, là hai quốc gia đang phát triển ở châu Á, Trung Quốc và Philippines có chung lợi ích trong nhiều vấn đề và phải có trách nhiệm thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Đáp lại, Ngoại trưởng Rosario khẳng định Philippines sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ song phương trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.

Chiều cùng ngày, ông Rosario cũng đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cao kết quả cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước, đồng thời khẳng định Trung Quốc đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với Philippines. Trung Quốc cam kết tiếp tục là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của Philippines.

Ông Rosario đang ở thăm Trung Quốc ba ngày từ 7-9/7 theo lời mời của ông Dương Khiết Trì.

 

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Hoa Kỳ muốn giúp giải tỏa căng thẳng ở Biển Đông

0 nhận xét

Washington khẳng định muốn giúp tháo gỡ căng thẳng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi tham gia cuộc hội đàm với Bắc Kinh tại Hawaii hôm nay.

“Mỹ không có ý định đổ thêm dầu vào lửa” ở Biển Đông và “chúng tôi rất quan tâm tới việc duy trì hòa bình và ổn định tại đây”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu hôm qua, trước vòng thứ nhất của cuộc tham vấn châu Á – Thái Bình Dương với Trung Quốc hôm nay.

tran dai quang
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng trước

“Chúng tôi đã thể hiện rất rõ ràng rằng Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền”, AFP dẫn lời Campbell cho hay. “Tuy nhiên, chúng tôi có những nguyên tắc về tự do hải hành, giao thương cũng như duy trì hòa bình và ổn định. Những nguyên tắc đó đã có từ lâu và chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh chúng trong tất cả hoạt động tham gia ở châu Á-Thái Bình Dương”.

Ông Campbell khẳng định Mỹ không muốn “lửa bùng lên” tại khu vực này. “Chúng tôi muốn căng thẳng giảm dịu đi và các bên bình tĩnh”, Campbell nhấn mạnh.

Phát ngôn này được đưa ra sau khi phía Trung Quốc lại lên tiếng yêu cầu Mỹ tránh xa Biển Đông. “Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền” ở Biển Đông vì thế “tốt nhất là Mỹ để các bên tự giải quyết với nhau”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải phát biểu. Ông cũng nói rằng một số quốc gia “đang đùa với lửa”và hy vọng “Mỹ sẽ không bị bỏng vì ngọn lửa này”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua khẳng định Mỹ sẵn sàng cung cấp khí tài để hiện đại hóa quân đội, ủng hộ Philippines “đối phó với hành động gây hấn” trong bối cảnh tranh chấp đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines cho rằng văn bản đó – có quy định việc phòng thủ chung trong trường hợp có sự tấn công ở khu vực Thái Bình dương – bao gồm cả Biển Đông.

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu John McCain cũng kêu gọi chính phủ Mỹ cần tăng cường giúp đỡ ASEAN về chính trị và quân sự để đối phó với những tuyên bố chủ quyền “không cơ sở” của Trung Quốc.

Căng thẳng ở Biển Đông lên cao trong những tuần gần đây với việc Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc có hành động ngày càng quyết liệt ở Biển Đông.

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã công bố yêu sách 9 đoạn (thường gọi là đường lưỡi bò hoặc đường chữ U), ôm trọn Biển Đông và các đảo/quần đảo trong khu vực. Yêu sách này bị các nước khác bác bỏ bởi không có cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử.

Mai Trang


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Hoa Kỳ sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông

0 nhận xét

Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

Tuong Gary L. North, Bien Dong, Hoang sa, Truong Sa, chien tranh, Trung Quoc, Viet Nam

Tướng Gary L. North

Ông North nói rằng Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hy vọng tranh chấp trên Biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh.

Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

Ông North bày tỏ hy vọng tình hình ở Biển Đông sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.

Trong khi đó, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Philippines Eduardo Oban nói rằng các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình.

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt lo ngại tình hình Biển Đông

0 nhận xét

Len Aldis, Anh Viet, Bien Dong, DOC, luat Bien

Ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt.

Liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt ngày 20/6 đã ra tuyên bố nói rằng những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc quan ngại trước những sự việc gần đây ở Biển Đông.

Ông nêu rõ: “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Ông cho biết những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc bày tỏ mong muốn vấn đề được giải quyết thông qua đàm phán trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn khác để mang lại mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trong khu vực Đông Nam Á.

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

GS Đại học Hải quân Mỹ: Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế

0 nhận xét

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

Peter Dutton, Bien Dong, Truong Quoc, vi pham luat quoc te, UNCLOS

Giáo sư Peter Dutton phát biểu tại hội thảo.

Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

“UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.”

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm.”

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế “khai thác chung,” hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế.

Đỗ Thúy


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Nghị sỹ lưỡng đảng đệ đơn kiện Tổng thống Obama

0 nhận xét

Theo AFP, một nhóm các nghị sỹ lưỡng đảng của Mỹ ngày 15/6 đã đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tòa án Liên bang vì đã tiến hành “bất hợp pháp” các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Libya mà không có sự chuẩn thuận của Quốc hội.

Tong thong Obama, Barack Obama, Nghi si luong dang, vu luc quan su, chien dich quan su, Libya

Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Dennis Kucinich cùng 9 thành viên khác trong Hạ viện Mỹ đã ký vào đơn kiện miêu tả việc ông Obama đã “lách” Quốc hội, cơ quan được Hiến pháp Mỹ cho quyền tuyên bố chiến tranh, trong việc cho phép sử dụng vũ lực quân sự Mỹ ở nước ngoài.

Ông Kucinich nói: “Liên quan tới cuộc chiến tại Libya, chúng tôi tin rằng luật pháp Mỹ đã bị vi phạm. Chúng tôi đã yêu cầu các tòa án hành động để bảo vệ nhân dân Mỹ khỏi những hậu quả của những chính sách sai trái kể trên.”

Trước đó, ngày 13/6, với tỷ lệ phiếu ủng hộ 248/163, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm sử dụng các quỹ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Libya. Dự luật sửa đổi trên, do nghị sỹ Đảng Dân chủ Brad Sherman của bang California, đưa ra viện dẫn theo Nghị quyết các quyền hạn chiến tranh, bộ luật năm 1973 hạn chế các quyền hạn tổng thống trong vấn đề triển khai quân đội tại các vùng chiến sự ở nước ngoài mà không cần đến sự nhất trí của quốc hội. Một số nghị sỹ Mỹ gần đây đã bày tỏ thái độ không hài lòng đối với quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc tiến hành các chiến dịch ở Libya hồi tháng Ba vừa qua và ông Obama vẫn tiếp tục thực hiện việc này mà không cần đến sự cho phép của Quốc hội Mỹ.

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Hội nghị các bên tham gia Công ước LHQ về luật biển UNCLOS

0 nhận xét

Ngày 14/6, Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) đã khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.

Chủ tịch Hội nghị, Camillo Gonsalves, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế và các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia Công ước được hưởng lợi ích từ chế độ pháp lý quốc tế mạnh, được thừa nhận và thực hiện trên toàn cầu đối với các đại dương trên thế giới.

Đây là công cụ pháp lý quốc tế thiết yếu để duy trì hòa bình và an ninh cũng như sử dụng bền vững các đại dương, hàng hải và bảo vệ môi trường biển.

UNCLOS, cong uoc, hoi nghi

Ảnh minh họa

Hội nghị lần thứ 21 lần này sẽ tập trung vào các vấn đề hành chính và ngân sách liên quan đến Tòa án quốc tế về luật biển (ITLS), báo cáo của Tổng Thư ký Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA) và Chủ tịch Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS).

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề luật pháp và cố vấn luật pháp của Liên hợp quốc, Patricia O’Brien, cho biết sau khi Thái Lan và Malawi phê chuẩn Công ước, số nước thành viên tham gia UNCLOS đã lên tới 162 và con số này sẽ còn tăng.

Bà Patricia O’Brien nhấn mạnh với số đơn đệ trình CLCS hiện đã lên tới 56 cộng với 10 đơn nữa sẽ được đệ trình, tải trọng công việc của CLCS phải giải quyết vẫn là vấn đề then chốt. Nhóm làm việc không chính thức đang phải nỗ lực hợp tác với Ủy ban và Ban Thư ký Liên hợp quốc để đánh giá các biện pháp cần thiết có thể đáp ứng tải trọng công việc này, trong đó có đề nghị tăng thời gian làm việc của CLCS lên 26 tuần hàng năm.

Về công việc của Tòa án quốc tế về luật biển, bà Patricia O’Brien nêu bật ý kiến tư vấn được Phòng Tranh chấp đáy biển đệ trình về trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước bảo trợ cho các cá nhân và thực thể hoạt động tại các khu vực đáy biển.

Chủ tịch Tòa án, José Luís Jesus, nhấn mạnh trong 162 nước thành viên UNCLOS, 44 nước đã tuyên bố các thủ tục giải quyết tranh chấp về giải thích hoặc ứng dụng UNCLOS, trong đó 30 nước chọn Tòa án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp.

UNCLOS được coi là “Hiến pháp của các đại dương,” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1982 và có hiệu lực quốc tế ngày 16/12/1994. UNCLOS bao gồm 320 điều khoản và chín phụ lục chi phối tất cả các vấn đề biển và không gian các đại dương từ quyền thông thương, các giới hạn biển, nghiên cứu khoa học biển, đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, giải quyết tranh chấp. Công ước thiết lập Tòa án quốc tế về luật biển, Cơ quan đáy biển quốc tế và Ủy ban giới hạn thềm lục địa.

PV


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →

Tổng thống Libya Moammar Gadhafi đặt điều kiện để từ chức

0 nhận xét

Sau tuyên bố mang tính ủng hộ việc không công nhận sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Moammar Gadhafi tại Libya của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và hành động chấp nhận đứng ra làm trung gian hòa giải cuộc chiến ở quốc gia Bắc Phi này của Nga, Tổng thống Libya đã đưa ra điều kiện để từ chức.

Tờ báo Arab Al Sharq Al Awsat số ra ngày 29/5 cho biết, ông Moammar Gadhafi sẵn sàng từ bỏ quyền lực nếu ông và những người thân trong gia đình không bị truy tố trước tòa án hình sự quốc tế (ICC) tại The Hague. Con trai của ông Gadhafi là Saif al-Islam, người đứng đầu lực lượng quân đội ở Libya hiện nay đã được trao quyền thiết lập các kênh đối thoại nhằm giải quyết xung đột trong nước và những rắc rối nảy sinh với nước ngoài.

Tương lai nào cho những đứa trẻ Libya phải tháo chạy khỏi quê hương cùng cha mẹ bởi những cuộc không kích của NATO và trận chiến giữa quân đội chính phủ với lực lượng chống đối. (Ảnh: Reuters).

Quan điểm của Tổng thống Libya là NATO, Mỹ, Nga cùng các nước khác phải đảm bảo điều kiện nói trên cho ông trong trường hợp từ chức. Mặc dù vậy, trong những tuyên bố trước đó, ông Moammar Gadhafi vẫn bác bỏ khả năng này. Một số nguồn tin còn cho hay, nhiều thành viên trong gia đình ông Gadhafi và cả một số quan chức trong chính phủ Libya vẫn muốn ông này tiếp tục chiến đấu chống lại các cuộc không kích của NATO cũng như hành động bắn phá của lực lượng chống đối tại Benghazi.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Libya Abdelati al-Obeidi hiện đang ở Tunisia trong lần trả lời phỏng vấn hãng Al-Jazeera cho biết, ông đã nói chuyện với các nhà đàm phán Anh về việc thiết lập một kênh đối thoại nhằm chấm dứt xung đột. Nhưng ông Abdelati al-Obeidi lại từ chối cung cấp thông tin về việc ông Moammar Gadhafi có từ chức hay không.

Hiện chưa rõ Libya đã triển khai các kênh liên lạc đối thoại về vấn đề này như thế nào. Song, cả Mỹ, NATO và Nga đều nhanh chóng muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột tại Libya. Trong một diễn biến khác, từ hôm 28/5, NATO đã thực hiện 2 bước tấn công mới nhằm vào Libya. Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox hôm 29/5, lực lương Không quân Hoàng gia Anh (RAF) sẽ sử dụng thêm bom phá boongke cho các chiến đấu cơ hoạt động tại Libya để củng cố thêm sức mạnh cho sứ mệnh của nước này tại Libya.

Lực lượng chống đối đang chuẩn bị đối phó với quân đội chính phủ ở khu vực cách Misratra 25km về phía Tây. Ảnh: AP.

Một vấn đề nữa cũng đang thu hút sự chú ý của dư luận là sự xuất hiện của cựu Ngoại trưởng Pháp Roland Dumas tại thủ đô Tripoli của Libya. Ông Roland Dumas đến quốc gia Bắc Phi này với tư cách là luật sư đại diện cho các nạn nhân bị đánh bom ở Libya, chuẩn bị một vụ kiện với NATO; đồng thời tuyên bố sẵn sàng bảo vệ cho Tổng thống Moammar Gadhafi nếu ông này bị đưa ra tòa án ICC.

Thông tin mà ông Roland Dumas cung cấp cho thấy, ông đã nhìn thấy những nạn nhân của bom NATO ở một bệnh viện và được bác sĩ kể rằng vẫn còn đến hơn 20.000 nạn nhân khác nữa. Quan điểm của cựu Ngoại trưởng Pháp về hành động nói trên của NATO là không thể chấp nhận được và NATO phải chịu trách nhiệm với những gì đã gây ra cho người dân Libya. Đồng hành cùng ông Roland Dumas trong chuyến đi này có luật sư nổi tiếng người Pháp Jacques Verges.

Xác nhận thông tin về vụ kiện do hai nhân vật nổi tiếng nước Pháp đảm đương, giới chức Libya cho biết, cả ông Roland Dumas và ông Jacques Verges đều tự nguyện làm việc này không công. Bản thân cựu Ngoại trưởng Pháp cũng bác bỏ thông tin về việc ông nhận được thù lao từ phía chính phủ Libya.

Nhiều nhà phân tích nhận định, tình hình ở Libya sẽ còn diễn biến khá phức tạp và những đề xuất kế hoạch từ chức đối với ông Moammar Gadhafi và việc ngừng bắn sẽ chỉ thực hiện nếu các bên đều có thiện chí giải quyết

Phan Hiển


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →