Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Liên kết cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình, ổn định

0 nhận xét

Chiều 29/10, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau khi dự buổi tiếp khách quốc tế của Thủ tướng, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ nhân sự kiện kỳ họp Đại Hội đồng Interpol lần thứ 80 diễn ra tuần tới tại Hà Nội.

Thưa Bộ trưởng, Kỳ họp lần này của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol (In – tơ- pôn) diễn ra tại Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình quốc tế nói chung và đối với Việt Nam nói riêng?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực trong phối hợp với Interpol về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực trong phối hợp với Interpol về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Trần Đại Quang:  Như các bạn đã biết, trên thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, theo đó hoạt động tội phạm xuyên quốc gia diễn biến phức tạp hơn với các thủ đoạn tinh vi, trên phạm vi rộng và xuất hiện những loại tội phạm mới, phi truyền thống, lợi dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phạm tội. Hậu quả tội phạm xuyên quốc gia gây ra rất nguy hiểm và có tính toàn cầu. Do vậy cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng thi hành pháp luật, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát của các quốc gia trên toàn thế giới.

Qua 88 năm hình thành, phát triển, lực lượng Interpol đã và đang khẳng định vị trí quan trọng của mình với đường lối hoạt động và chiến lược phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng một thế giới an toàn, hòa bình, ổn định và phát triển.

Hoạt động của Interpol đã và đang phát huy vai trò của một trung tâm điều hành, chỉ huy mang tính toàn cầu nhằm xây dựng khuôn khổ hợp tác thực thi pháp luật với tôn chỉ, mục đích rõ ràng, có hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động linh hoạt để hỗ trợ lực lượng Cảnh sát các nước thành viên nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng, việc Việt Nam được chọn là nước đăng cai kỳ họp này thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm cao của Interpol cũng như của các quốc gia trên thế giới đối với đất nước, con người Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao vị trí, vai trò và những đóng góp tích cực của lực lượng Cảnh sát Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức từ năm 1991 tới nay.

20 năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân nói chung, Cảnh sát nhân dân nói riêng luôn chủ động và tích cực hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt với lực lượng Cảnh sát các nước trong nỗ lực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Kết quả đó góp phần tích cực đảm bảo an ninh trật tự của đất nước, gìn giữ an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ họp lần này tiến hành một khối lượng công việc rất lớn, tôi tin rằng, với kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Thường trực, sự nỗ lực của các thành viên và những đóng góp của Công an Việt Nam trong vai trò nước chủ nhà đăng cai, chắc chắn kết quả thành công của kỳ họp sẽ mở ra triển vọng mới trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; quan trọng hơn đó là sự liên kết Cảnh sát toàn cầu vì một thế giới an toàn, hòa bình, ổn định và phát triển như chủ đề mà kỳ họp hướng tới.

Gia nhập Interpol đã được 20 năm, thưa Bộ trưởng, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có vai trò và vị trí như thế nào trong một tổ chức quan trọng toàn cầu như vậy?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Ngày 4/11/1991 đánh dấu sự kiện quan trọng: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam trở thành thành viên thứ 156 của Interpol, mở ra cơ chế hợp tác đa phương thực thi pháp luật trên phạm vi rộng nhất từ trước tới nay. Thông qua kênh hợp tác Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác rất có hiệu quả với lực lượng Cảnh sát các nước thành viên Interpol không chỉ trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm mà còn hợp tác trong đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực chiến đấu, xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, hiện đại. Việc tham gia Tổ chức này cũng đóng góp to lớn vào quá trình giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và công cuộc đổi mới đất nước.

20 năm qua, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã thực hiện tốt hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan thi hành pháp luật của các nước thành viên, các đơn vị nghiệp vụ. Kết quả này thể hiện trên các mặt như: tiếp nhận và xử lý thông tin; công tác phối hợp đấu tranh chống tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm khủng bố. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam phối hợp tích cực trong công tác tương trợ tư pháp về hình sự, thực hiện công tác truy nã, dẫn độ, công tác xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam phục vụ chỉ huy, chỉ đạo. Những nội dung đó một mặt thể hiện kết quả hợp tác trong khuôn khổ Interpol, ASEANAPOL về đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, mặt khác đã góp phần nâng cao vị thế Công an nhân dân Việt Nam và xây dựng, củng cố lòng tin với lực lượng thi hành pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Văn phòng Interpol của Bộ Công an Việt Nam làm việc với cảnh sát nước ngoài

Văn phòng Interpol của Bộ Công an Việt Nam làm việc với cảnh sát nước ngoài

Gia nhập Tổ chức này, lực lượng Cảnh sát Việt Nam phải thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả nghĩa vụ một quốc gia thành viên, điều đó đặt ra yêu cầu nào đối với chúng ta trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Trước hết chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm, đây là yêu cầu rất quan trọng. Từ thực tiễn các vụ án đã phát hiện, điều tra, xử lý ở Việt Nam cũng như qua kinh nghiệm các nước, chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân phát sinh loại tội phạm xuyên quốc gia, những khó khăn, vướng mắc về pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội cũng như công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược chuyên sâu phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài giai đoạn 2011 – 2020. Tổ chức rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành cũng như những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Từ đó tham mưu cho Nhà nước có phương án xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này như: Luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức; Luật Chống tội phạm công nghệ cao; Luật Bảo vệ nhân chứng…

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh tư liệu

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh tư liệu

Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, chúng ta phải có lực lượng và phương tiện đủ mạnh. Về lực lượng, Bộ Công an đã chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Cảnh sát có nghiệp vụ chuyên môn cao, hiểu biết sâu cả về luật pháp trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và giàu kinh nghiệm trong đấu tranh loại tội phạm này. Bộ sẽ nghiên cứu từng bước hình thành các lực lượng chuyên trách chống tội phạm xuyên quốc gia, đủ sức thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới. Lực lượng chuyên trách này tập trung ở các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ và Công an các địa phương trọng điểm. Theo đó, tăng cường đào tạo và tập huấn chuyên sâu cho lực lượng này, hướng dẫn pháp luật trong điều tra, xử lý các vụ án tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Xem xét triển khai mạng lưới sỹ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam tại các nước có tình hình tội phạm xuyên quốc gia phức tạp liên quan Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát các nước.  Về phương tiện, Bộ Công an sẽ quan tâm đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện, thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Thưa Bộ trưởng, đến giờ này, công tác chuẩn bị  kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã được tiến hành như thế nào?

Bộ trưởng Trần Đại Quang : Việt Nam từng đăng cai tổ chức thành công tốt đẹp nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế lớn như ASEM 5 năm 2004, Hội nghị APEC 14 năm 2006, Đại lễ Phật đản năm 2008… Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần này, Bộ Công an Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Các biện pháp nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho kỳ họp; các điều kiện cần thiết phục vụ thành công cho kỳ họp đã sẵn sàng; đồng thời chúng ta cũng sẽ đưa ra những sáng kiến, đóng góp quan trọng về nội dung, chủ đề, các diễn đàn thảo luận, trao đổi, đảm bảo kỳ họp thành công tốt đẹp nhất

Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!

Trung Nghĩa thực hiện


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông

0 nhận xét

Ngày 27-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25-6-2011. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

* Phóng viên: Ngày 25-6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?

 

Tran Dai Quang, Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.…

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12-2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Đồng chí Đinh Thế Huynh thăm và làm việc với Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình

0 nhận xét

Tối 9/5, đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam đã đến thăm làm việc với Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình.

Dinh The Huynh, Hoa Binh

Đồng chí Đinh Thế Huynh thăm và làm việc với Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình

Đồng chí Đinh Văn Ổn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình đã báo cáo tóm tắt một số kết quả hoạt động nổi bật trong thời gian qua của Hội Nhà báo tỉnh nói chung và các cơ quan báo chí tỉnh nhà nói riêng. Hội Nhà báo tỉnh hiện có 111 hội viên sinh hoạt tại 5 chi hội, gồm: Chi hội Nhà báo Báo Hòa Bình; Chi hội Nhà báo Đài PT-TH tỉnh; Chi hội Nhà báo Phân xã TTXVN tại Hòa Bình; Chi hội Nhà báo Hội VHNT tỉnh; Chi hội Nhà báo Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh. Thời gian qua, báo chí tỉnh nhà có bước phát triển tương đối toàn diện. Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chấp hành nghiêm Luật Báo chí, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, là diễn đàn của nhân dân. Các hội viên đã phát huy vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng, tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng tốt nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới. Nhiều hội viên đạt được giải cao tại các cuộc thi báo chí do Trung ương và tỉnh tổ chức.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh,  UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam biểu dương và ghi nhận những kết quả Hội Nhà báo tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của các cơ quan báo chí trong tình hình đất nước hiện nay, đồng chí Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Ban chấp hành Hội Nhà báo tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đổi mới phương thức hoạt động, đoàn kết nhất trí để lãnh đạo các chi hội, cán bộ, hội viên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Nhà báo tỉnh lần thứ IV. Hội Nhà báo tỉnh cần chủ động đổi mới các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho hội viên, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, của tỉnh và của báo chí hiện đại.

TCTG



 


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →

Thăm gia đình các chiến sỹ Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh trong khi vây bắt tội phạm ma túy

0 nhận xét

Ngày 30/5, Đoàn công tác Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm do Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến tỉnh Hòa Bình thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh, Đại đội phó Đại đội Cảnh sát cơ động hy sinh trong khi vây bắt đối tượng vận chuyển ma túy.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba thăm hỏi, động viên gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã trao tặng số tiền do cán bộ, chiến sỹ Tổng cục quyên góp, giúp đỡ gia đình và mong muốn gia đình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng ngày, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Thượng sỹ Hoàng Minh Thành, chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp bị thương trong cuộc truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy tại địa bàn huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã khen ngợi tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của Công an tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng chí Thành nói riêng.

Cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã đến thăm, tặng quà Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đại đội Cảnh sát cơ động – Công an tỉnh Hòa Bình; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân nêu trên, yêu cầu nhân rộng điển hình, học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; học tập tấm gương các chiến sỹ Công an hy sinh, bị thương nêu trên…

Hiếu Hiền


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →