Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

GS.TS Trần Đại Quang: Hợp tác với cảnh sát các nước thành viên Interpol trong phòng, chống tội phạm

0 nhận xét

Nhân dịp khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội (ngày 31/10/2011), Trung tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết “Hợp tác có hiệu quả với cảnh sát các nước thành viên Interpol trong phòng, chống tội phạm”. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết này.

Hiện nay, INTERPOL (Interpol) là tổ chức quốc tế lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Với sáu văn phòng liên lạc tại năm châu lục, Interpol có vai trò quan trọng trong việc điều phối và phối hợp hành động đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên phạm vi toàn thế giới. Tổ chức này đã và đang phát huy vai trò của một trung tâm điều hành, chỉ huy mang tính toàn cầu nhằm xây dựng một khuôn khổ hợp tác thực thi pháp luật hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật các nước thành viên, có cơ chế hành động chặt chẽ, linh hoạt để hỗ trợ lực lượng Cảnh sát các nước thành viên nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Là một quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam chịu tác động trực tiếp của các loại tội phạm hoạt động ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức được sự cấp thiết của công tác hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã chủ động gia nhập Interpol và được chính thức công nhận vào ngày 4-11-1991. Hai mươi năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát Nhân dân đã thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ của một thành viên Interpol, chủ động và tích cực hợp tác chặt chẽ về  nhiều mặt với Cảnh sát nhiều nước trên thế giới trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước; gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Đại hội đồng Interpol; phối hợp, hỗ trợ Cảnh sát các nước thành viên Interpol điều tra, xử lý nhiều đường dây liên quan đến mua bán trái phép ma tuý xuyên quốc gia, mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; truy bắt các đối tượng bị truy nã đang lẩn trốn ở các nước.

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại cuộc họp ngày 27/10/2011 của Ban chỉ đạo tổ chức Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại cuộc họp ngày 27/10/2011 của Ban chỉ đạo tổ chức Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80

Thông qua kênh hợp tác Interpol, Cảnh sát Việt Nam đã có những thông tin kịp thời, mới nhất về tình hình hoạt động của các tổ chức tội phạm quốc tế; tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài với cơ quan Cảnh sát các nước. Trong 20 năm gia nhập Interpol, Cảnh sát Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 44.000 lượt thông tin về đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam; đã bắt giữ và trao trả hơn 200 đối tượng truy nã cho Cảnh sát các nước và khu vực như Mỹ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan Trung Quốc…; phối hợp Cảnh sát nước ngoài bắt giữ và tiếp nhận 49 đối tượng truy nã của Việt Nam, trong đó có những đối tượng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xếp vào danh sách nguy hiểm.

Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp  Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol, cơ quan Cảnh sát và cơ quan thực thi pháp luật các nước thành viên của tổ chức này thực hiện thành công một số chuyên án lớn đấu tranh với bọn tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam, như tội phạm về ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường,… Phối hợp điều tra, xác minh các vụ liên quan đến tội phạm giết người, cướp tài sản, nhập cư bất hợp pháp, mua bán người; xác minh làm rõ thông tin của hàng nghìn đối tượng, hơn 200 tổ chức có tư cách pháp nhân (là các công ty, ngân hàng, quỹ tín dụng…) liên quan đến các hoạt động tội phạm kinh tế, như rửa tiền, buôn lậu, lừa đảo và hàng nghìn đối tượng liên quan đến các hoạt động phạm tội về ma tuý xuyên quốc gia… Đáng chú ý, lực lượng Cảnh sát Việt Nam phát hiện, điều tra khám phá hàng chục đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, không chỉ các nước trong khu vực, mà liên quan đến cả châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, trong đó có nhiều đường dây mua bán ma túy lớn, bắt giữ nhiều đối tượng và thu giữ số lượng lớn ma tuý. Qua các vụ án này đã làm rõ nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt của các đối tượng, thường sử dụng cất giấu ma túy trong container, giầy dép, nuốt trong bụng, giấu trong bì thư gửi qua bưu điện…Đặc biệt, lực lượng An ninh, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp Cảnh sát nước ngoài đập tan nhiều âm mưu, hoạt động khủng bố, phá hoại của các tổ chức phản động người Việt lưu vong với các danh xưng, như “Chính phủ Việt Nam tự do”, “Việt Tân”…

Thông qua hợp tác với Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp thực hiện hàng trăm yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự với nước ngoài và ngược lại. Các yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự liên quan đến hoạt động tội phạm, như lấy lời khai nhân chứng, người bị hại; lấy mẫu AND; cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án…được thực hiện theo đúng pháp luật và thông lệ quốc tế, góp phần có hiệu quả vào quá trình điều tra, khám phá các vụ án hình sự của phía nước ngoài và cơ quan Cảnh sát Việt Nam.

Cùng với những kết quả quan trọng đạt được trong công tác điều tra, khám phá tội phạm, những năm qua, Cảnh sát Việt Nam còn tích cực hợp tác với Interpol trong hoạt động bắt tội phạm có lệnh truy nã, trong đó nhiều vụ án, đối tượng sau khi gây án tìm cách trốn ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chạy sang Việt Nam ẩn náu nhằm trốn tránh pháp luật. Hoạt động truy nã tội phạm quốc tế của Việt Nam thông qua kênh hợp tác Interpol được thực hiện trên nguyên tắc có đi, có lại. 20 năm qua, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp bắt giữ, dẫn giải, tiếp nhận hoặc trao trả hàng trăm đối tượng truy nã quốc tế hoặc truy nã của Việt Nam theo đúng các quy định và thông lệ quốc tế về tương trợ tư pháp. Đây là biện pháp tiến công, bao vây về mặt pháp luật đối với đối tượng ở phạm vi thế giới, khu vực, hạn chế sự đi lại và răn đe bọn tội phạm. Việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án để chuyển giao giữa Cảnh sát Việt Nam với các nước thành viên Interpol được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc mà các bên thừa nhận trong các điều ước quốc tế  về tương trợ tư pháp hình sự. Sự hợp tác về dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành bản án hình sự được triển khai có hiệu quả, tuân thủ thủ tục pháp luật quốc gia, quốc tế.

Bên cạnh công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, thông qua kênh hợp tác Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác có hiệu quả với Cảnh sát các nước thành viên Interpol trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng lực lượng Công an ngày càng trong sạch, vững mạnh, chính quy, hiện đại. Việc gia nhập Interpol đã tạo ra nhiều cơ hội cho Cảnh sát Việt Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, như tội phạm khủng bố, ma tuý, rửa tiền, mua bán người. Đến nay, Cảnh sát Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ đi học tập, tham gia các khoá tập huấn, đào tạo do Interpol tổ chức tại trụ sở Ban Tổng thư ký và các nước thành viên; tiếp nhận nhiều nguồn tài trợ, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện từ Interpol và Cảnh sát các nước thành viên, phục vụ có hiệu quả  công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước.

Nhìn lại 20 năm hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Interpol. Những kết quả đó đã khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự trong thời kỳ hội nhập.

Những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn của thời đại, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi rất cơ bản, lực lượng thực thi pháp luật nói chung và lực lượng Cảnh sát các nước nói riêng, trong đó có Việt Nam, sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, hoạt động của tội phạm có yếu tố nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới có tổ chức xuyên quốc gia. Trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam với các nước, các đường dây, tổ chức tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gia tăng hoạt động móc nối, liên kết trong và nước ngoài, triệt để lợi dụng sự khác nhau về hệ thống pháp luật, sự chênh lệch về trình độ khoa học – kỹ thuật, công nghệ thông tin và kinh nghiệm của các cơ quan thực thi pháp luật giữa các nước để tiến hành các hoạt động phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân nước khác, như: tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về ma tuý, tội phạm trong lĩnh vực môi trường, tội phạm mua bán người, tội phạm lừa đảo trong đầu tư, chứng khoán, tội phạm khủng bố… Các loại tội phạm này sẽ ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động xuyên quốc gia, lợi dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để phạm tội. Hậu quả do tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây ra rất nghiêm trọng, không chỉ gây tổn hại ở từng quốc gia, mà liên quan đến nhiều nước. Do  đó, cấn có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng thi hành pháp luật mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát các quốc gia trên thế giới.

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát cơ động

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát cơ động

Trước yêu cầu đó, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục khẳng định: hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với Interpol là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam. Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát Việt Nam cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau :

Một là, tiếp tục hợp tác chặt chẽ và toàn diện hơn nữa với Interpol và các nước thành viên của tổ chức này; cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của Interpol với tư cách là một thành viên tích cực và có trách nhiệm. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các quốc gia thành viên Interpol trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Chú trọng việc nghiên cứu xây dựng và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và các nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Hai là, tổ chức tốt công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình tội phạm nói chung và các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nói riêng, để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời. Triển khai có hiệu quả nghị quyết các kỳ họp Đại hội đồng Interpol, như Nghị quyết Đại hội đồng Interpol lần thứ 75, lần thứ 77 về phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm xâm hại tình dục và mua bán trẻ em; tội phạm sử dụng công nghệ cao và các nghị quyết quan trọng khác về phòng, chống tội phạm rửa tiền, tội phạm về ma tuý, khủng bố… Đặc biệt, phải triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 được tổ chức tại Việt Nam.

Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, huấn luyện chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Chủ động phối hợp đăng cai các hội nghị, hội thảo quốc tế, các khoá tập huấn chuyên đề của Interpol có liên quan đến hoạt động phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài để thống nhất cơ chế, biện pháp phối hợp trong từng thời điểm, với từng đối tác trong Interpol.

Bốn là, nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia với Interpol, A-xê-an-pôn(ASEANAPOL). Đề xuất triển khai mạng lưới sĩ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam ở nước ngoài làm cầu nối phối hợp giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát các nước trong việc thực hiện các hiệp định, nghị định thư về hợp tác phòng, chống tội phạm, các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; đồng thời tạo điều kiện chủ động ngăn chặn từ xa, không để bọn tội phạm vào Việt Nam hoạt động.

Năm là, tiếp tục xây dựng, kiện toàn Văn phòng Interpol Việt Nam bảo đảm thực hiện tốt vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp về thông tin và cơ sở dữ liệu tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia phục vụ khai thác, phân tích, chia sẻ và xử lý thông tin. Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp giữa Văn phòng Interpol Việt Nam với các ngành chức năng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, nhất là với Viện Kiểm sát và Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với Interpol trong thời gian tới.

Thực hiện tốt các giải pháp trên đây sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới./.


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ kiểm tra việc chuẩn bị cho Kỳ họp ĐHĐ Interpol 80

0 nhận xét

Ngày 25/10, để đánh giá công tác tổ chức chuẩn bị Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 (ĐHĐ 80) được chu đáo, trọng thị, theo đúng quy định của Tổ chức Interpol và thông lệ quốc tế, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo tổ chức Kỳ họp ĐHĐ 80 đã dẫn đầu Đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ họp tại một số địa điểm trọng yếu.

Tham gia đoàn kiểm tra có Trung tướng Tô Thường, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH; Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm; đại diện 4 Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo và Công an TP Hà Nội, Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội. Tham gia Đoàn còn có đại diện Ban Tổng thư ký Interpol, gồm ông Martin Raby, Trưởng ban lễ tân và hội nghị; bà Elizabeth Barbier, Trưởng bộ phận lễ tân.

Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80.

Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol 80.

Đoàn công tác đã đến kiểm tra địa điểm tổ chức Kỳ họp ĐHĐ 80 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Tại đây, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã nghe các đơn vị chức năng báo cáo về việc chuẩn bị các phương án đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh thực phẩm, trật tự, an toàn giao thông…; các công việc chuẩn bị về vật chất, hậu cần, việc tập kết và lắp đặt các phương tiện kỹ thuật phục vụ các hoạt động của ĐHĐ 80. Đoàn công tác đã kiểm tra cụ thể Hội trường, phòng chờ khách VIP, các phòng chức năng, khu vực đăng ký đại biểu, trung tâm chỉ huy điều hành, phòng kỹ thuật… Sau đó, Đoàn công tác tiếp tục đến kiểm tra phương án bảo vệ an ninh và công tác đảm bảo ăn, nghỉ phục vụ các đại biểu tham dự Kỳ họp tại 2 khách sạn: Crowne Plaza và khách sạn Daewoo.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của các lực lượng tham gia trong các Tiểu ban, đặc biệt là Tiểu ban An ninh – Y tế và Tiểu ban Lễ tân – Tuyên truyền nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nơi diễn ra Kỳ họp cũng như đảm bảo an toàn, chu đáo nơi ăn nghỉ cho các đại biểu và người thân. Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, đồng chí Thứ trưởng biểu dương tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của các đơn vị được giao tham gia các Tiểu ban, cũng như sự hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau. Bên cạnh đó, Công an Hà Nội đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, đặt ra các tình huống giả định để giải quyết nhằm đảm bảo tốt an ninh, trật tự. Công an cả nước, đặc biệt là Công an các tỉnh giáp ranh Hà Nội đã triển khai nghiêm túc theo kế hoạch bảo vệ Kỳ họp do lãnh đạo Bộ giao. Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đánh giá, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Kỳ họp đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ tốt kỳ họp của ĐHĐ 80.

Tại buổi kiểm tra, đại diện Ban Tổng thư ký Interpol cũng rất hài lòng và đánh giá cao công tác chuẩn bị cho Kỳ họp ĐHĐ 80 của các cơ quan chức năng Việt Nam.

Năm 1923, các nhà lãnh đạo Cảnh sát một số nước châu Âu đã có sáng kiến thành lập một Ủy ban châu Âu về chống tội phạm có tên gọi là “Ủy ban Cảnh sát hình sự quốc tế”, đặt trụ sở tại Viên (Áo). Năm 1956, Tổ chức này được đổi tên thành “Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế – Interpol”, tên viết tắt là ICPO – Interpol, trụ sở đóng tại TP Lyon (Pháp). Đến năm 2005, Tổ chức Interpol đã thiết lập 6 Văn phòng liên lạc khu vực tại 5 châu lục. Tổ chức Interpol là một tổ chức quốc tế lớn nhất về lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và được Đại hội đồng Liên hiệp quốc công nhận là tổ chức quốc tế liên Chính phủ vào năm 1971. Đến nay, tổng số thành viên của Tổ chức Interpol là 188 nước thành viên.

Đại hội đồng (ĐHĐ) Interpol là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ chức. ĐHĐ bao gồm đại diện các quốc gia thành viên của Tổ chức. ĐHĐ sẽ họp thường niên mỗi năm một lần. Tuy nhiên, cũng có thể triệu tập họp đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo thường trực hoặc theo yêu cầu của đa số các quốc gia thành viên. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức Interpol đã hợp tác với Chính phủ các nước thành viên tổ chức thành công 79 Kỳ họp ĐHĐ. Từ ngày 31/10 đến 3/11, Kỳ họp ĐHĐ lần thứ 80 sẽ diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam) với chủ đề: “Kết nối Cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn; tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới”.

T. Hòa (Theo CAND)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang trình bày công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm

0 nhận xét

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, chiều 25/10, Quốc hội đã nghe các báo cáo về Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm do Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày; công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác thi hành án và công tác đặc xá; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về các nội dung trên.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Năm 2011, trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, lực lượng Công an đã làm tốt vai trò nòng cốt, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể tăng cường các biện pháp phòng ngừa, huy động tối đa lực lượng, phương tiện, mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; triển khai nhiều kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm theo chuyên đề, hệ loại đối tượng, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm. Đã thực hiện tốt việc tấn công, trấn áp tội phạm có tổ chức, băng nhóm; tội phạm có yếu tố nước ngoài; tội phạm sử dụng vũ khí nóng và vũ khí tự tạo gây án; tội phạm chống người thi hành công vụ…

Quá trình điều tra, xử lý các đối tượng, vụ việc đã chấp hành đúng quy định của pháp luật, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong việc xác định tội danh, đề xuất hình thức xử lý, truy tố, xét xử.

Vì vậy lực lượng đã giữ vững ổn định chính trị của đất nước, kiềm chế được tốc độ gia tăng của tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng của quốc gia, góp phần phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Cũng trong năm 2011, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục có chuyển biến tốt. Chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động kiểm sát được nâng cao.

Phối hợp với các cơ quan tố tụng ở Trung ương và địa phương được tăng cường, đã xây dựng quy định phối hợp liên ngành trong nhiều lĩnh vực, tập trung giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp được dư luận nhân dân quan tâm.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, Tòa án các cấp đã tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để khẩn trương đưa các vụ án ra xét xử, trong đó có nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về an ninh quốc gia, tham nhũng, ma túy…

Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, qua đó góp phần tích cực vào việc đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Theo chương trình, ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về các nội dung trên./.

Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Hội nghị ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8

0 nhận xét

Từ ngày 10 đến 13/10, tại Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8 (AMMTC 8).

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu Việt Nam với Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Chủ tịch AMMTC 8.

Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu Việt Nam với Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Chủ tịch AMMTC 8.

Ngày 11/10, lễ khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8 (AMMTC 8) đã được tổ chức trọng thể tại Bali, Cộng hòa Indonesia.

Ngài Boediono, Phó Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia đã tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Ngài Timur Pradovo, Tổng Tư lệnh Cảnh sát Indonesia chủ trì Hội nghị. Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và có bài phát biểu được đánh giá cao tại Hội nghị.

Báo cáo hết nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội nghị AMMTC 7 nêu rõ công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các nước thành viên nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa tội phạm. Việc phối hợp giữa các quốc gia trong công tác này cũng chặt chẽ, có hiệu quả hơn, đáng chú ý là trên các mặt quản lý xuất nhập cảnh; công tác phòng, chống ma túy; chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố… Những kết quả đó là tiền đề thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong thời gian tới trong khu vực…

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ thực hiện cam kết hợp tác ASEAN về phòng, chống tội phạm (PCTP) xuyên quốc gia, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã chủ động triển khai, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm ở Việt Nam, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước trong khu vực theo các khuôn khổ hợp tác. Qua đó, thu được nhiều kết quả, góp phần đảm bảo tốt an ninh, trật tự của khu vực nói chung, của Việt Nam nói riêng. Đồng chí Bộ trưởng đã trình bày tóm tắt một số kết quả nổi bật mà lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đạt được trong thời gian qua về hợp tác PCTP xuyên quốc gia, đáng chú ý là trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy; phòng chống tội phạm khủng bố; công tác PCTP mua bán người; PCTP rửa tiền; PCTP  kinh tế quốc tế; công tác PCTP công nghệ cao; PCTP cướp biển…

Để nâng cao hiệu quả công tác PCTP xuyên quốc gia, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã đề nghị ba nội dung cụ thể, trong đó có đề nghị các nước thành viên ASEAN cần tiếp tục tăng cường thiết lập các kênh trao đổi thông tin về tội phạm xuyên quốc gia một cách nhanh chóng và hiệu quả; kịp thời phối hợp điều tra, xác minh, truy bắt đối tượng phạm tội bỏ trốn. Đề nghị các nước đối thoại, đối tác tiếp tục hỗ trợ tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các nước thành viên ASEAN nhằm nâng cao năng lực, trình độ đối với lực lượng thực thi pháp luật trong PCTP xuyên quốc gia.

Đồng chí Bộ trưởng chân thành cảm ơn các nước ASEAN, các nước đối tác, đối thoại và Ban Thư ký ASEAN đã tích cực hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong đấu tranh PCTP xuyên quốc gia, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ như đã nêu trên trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PCTP, tích cực góp phần thực hiện thành công Kế hoạch chi tiết về cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN như đã đề ra. Những đề nghị thiết thực, cụ thể và sâu sắc này đã được Hội nghị đánh giá cao.

Cùng ngày, Hội nghị đã ra Tuyên bố chung gồm 16 nhóm nội dung, trong đó nhấn mạnh các Bộ trưởng hài lòng về những thảo luận tích cực, thống nhất được nhiều vấn đề quan trọng về PCTP xuyên quốc gia, nêu rõ được các chương trình và kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực. Những chương trình, kế hoạch đó thể hiện các cam kết sẽ được thực hiện trong thực tiễn, đó cũng là những bước cần thiết để phòng ngừa, trấn áp tội phạm xuyên quốc gia – mối đe dọa nền hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực cũng như ở mỗi quốc gia ASEAN.

Tại Hội nghị, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã nhận chuyển giao Chủ tịch Hội nghị AMMTC từ Vương quốc Campuchia. Hội nghị tiếp tục làm việc đến ngày 13/10/2011

Công Gôn (từ Bali, Indonesia)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Ông Trần Đại Quang: Phát huy vai trò tích cực phòng chống tội phạm ASEAN

0 nhận xét

Dự Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8, Đoàn Việt nam do Bộ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Trần Đại Quang dẫn đầu đã phát huy vai trò tích cực, đóng góp cho thành công của Hội nghị này.

Tại hội nghị tổ chức tại Bali, Indonesia ngày 11/10, các Bộ trưởng nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan chức năng của mỗi nước ASEAN trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường hợp tác khu vực trên lĩnh vực này.

    Trung tướng Trần Đại Quang

Trung tướng Trần Đại Quang

Các Bộ trưởng trao đổi, thống nhất ý kiến về hàng loạt vấn đề cũng như những thành tựu mà các cơ quan chức năng về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia các nước ASEAN tạo dựng thời gian qua; khẳng định điều đó phù hợp với các kết của các nước ASEAN trong việc có những bước đi cần thiết nhằm trấn áp tội phạm xuyên quốc gia cũng như các mối đe doạ đối với hoà bình, an ninh, ổn định trong khu vực.

Hội nghị thông qua Tuyên bố chung khẳng định sự nhất trí đối với đề xuất được đưa ra tại Hội thảo về an ninh hàng không dân dụng tổ chức tại Jakarta tháng 7/2011 theo khuôn khổ Hợp tác chống khủng bố ASEAN – Nhật Bản.

Tham dự các hoạt động tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an nước ta, Trung tướng Trần Đại Quang đã có bài phát biểu quan trọng đề cập đến vấn đề tội phạm xuyên quốc gia tại Việt Nam và khu vực, kết quả thực hiện cam kết của Việt Nam trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và kiến nghị tăng cường hiệu quả hợp tác khu vực, quốc tế trên lĩnh này.

Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam nhất trí thông qua Tuyên bố chung của các lãnh đạo ASEAN trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác phòng, chống mua bán người tại Đông Nam Á, đồng thời đề nghị các nước thông qua để triển khai thực hiện.

Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có buổi tiếp xúc song phương với Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.

Bộ trưởng và Tổng Thư ký đã trao đổi cởi mở, sâu sắc các vấn đề cùng quan tâm về xây dựng công đồng chính trị – an ninh ASEAN; nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác trong ASEAN và khuôn khổ ASEAN+ nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề, thách thức đặt ra về an ninh và phát triển. Trong đó, các nguy cơ, hoạt động tội phạm xuyên quốc gia phải được nhận thức, xử lý một cách đồng bộ, liên tục, cân bằng.

Nguyễn Chiến

(Theo chinhphu)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang khen thưởng chiến công triệt phá tội phạm tại TP.HCM

0 nhận xét

Bộ Công an có Công điện số 8372/BCA ngày 8/10 khen thưởng cán bộ, chiến sỹ tham gia chuyên án đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí gây ra nhiều vụ án giết, cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Bộ Công an khen thưởng chiến công triệt phá băng nhóm tội phạm tại TP Hồ Chí Minh

Bộ Công an khen thưởng chiến công triệt phá băng nhóm tội phạm tại TP Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Bộ Công an nhận được Báo cáo số 1174 ngày 8/10/2011 của Cục C45, Tổng cục VI về kết quả đấu tranh triệt phá, bắt gọn băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí để cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh do tên Huỳnh Văn Tiếm và Lê Anh Kiệt cầm đầu, thu giữ 1 khẩu súng K54, 3 viên đạn và nhiều phương tiện gây án khác, ngăn chặn ý đồ của chúng dự định cướp tiếp một tiệm vàng khác tại TP Hồ Chí Minh.

Qua khai thác bước đầu, chúng khai nhận từ năm 2002 đến nay đã gây ra 8 vụ cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, như Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, trong đó có vụ giết, cướp tiệm vàng Kim Thanh năm 2004.

Lãnh đạo Bộ hoan nghênh tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Tổng cục VI và A71, Tổng cục I ngay trong ngày đầu ra quân thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/BCA ngày 28/9/2011 của Bộ Công an.

Thành công của chiến công này là do các cán bộ, chiến sỹ chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

Thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương chiến công của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Cục A71 và quyết định thưởng cho mỗi đơn vị 10 triệu đồng.

Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị Tổng cục VI, Tổng cục I và Công an TP  Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, củng cố chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ để sớm đưa vụ án ra xét xử trước pháp luật; đồng thời rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới./.

Đức Hồng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang khen thưởng chiến công triệt phá tội phạm tại TP.HCM

0 nhận xét

Bộ Công an có Công điện số 8372/BCA ngày 8/10 khen thưởng cán bộ, chiến sỹ tham gia chuyên án đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí gây ra nhiều vụ án giết, cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Bộ Công an khen thưởng chiến công triệt phá băng nhóm tội phạm tại TP Hồ Chí Minh

Bộ Công an khen thưởng chiến công triệt phá băng nhóm tội phạm tại TP Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Bộ Công an nhận được Báo cáo số 1174 ngày 8/10/2011 của Cục C45, Tổng cục VI về kết quả đấu tranh triệt phá, bắt gọn băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí để cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh do tên Huỳnh Văn Tiếm và Lê Anh Kiệt cầm đầu, thu giữ 1 khẩu súng K54, 3 viên đạn và nhiều phương tiện gây án khác, ngăn chặn ý đồ của chúng dự định cướp tiếp một tiệm vàng khác tại TP Hồ Chí Minh.

Qua khai thác bước đầu, chúng khai nhận từ năm 2002 đến nay đã gây ra 8 vụ cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, như Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, trong đó có vụ giết, cướp tiệm vàng Kim Thanh năm 2004.

Lãnh đạo Bộ hoan nghênh tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Tổng cục VI và A71, Tổng cục I ngay trong ngày đầu ra quân thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/BCA ngày 28/9/2011 của Bộ Công an.

Thành công của chiến công này là do các cán bộ, chiến sỹ chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

Thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương chiến công của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Cục A71 và quyết định thưởng cho mỗi đơn vị 10 triệu đồng.

Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị Tổng cục VI, Tổng cục I và Công an TP  Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, củng cố chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ để sớm đưa vụ án ra xét xử trước pháp luật; đồng thời rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới./.

Đức Hồng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang khen thưởng chiến công triệt phá tội phạm tại TP.HCM

0 nhận xét

Bộ Công an có Công điện số 8372/BCA ngày 8/10 khen thưởng cán bộ, chiến sỹ tham gia chuyên án đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí gây ra nhiều vụ án giết, cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Bộ Công an khen thưởng chiến công triệt phá băng nhóm tội phạm tại TP Hồ Chí Minh

Bộ Công an khen thưởng chiến công triệt phá băng nhóm tội phạm tại TP Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Bộ Công an nhận được Báo cáo số 1174 ngày 8/10/2011 của Cục C45, Tổng cục VI về kết quả đấu tranh triệt phá, bắt gọn băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí để cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh do tên Huỳnh Văn Tiếm và Lê Anh Kiệt cầm đầu, thu giữ 1 khẩu súng K54, 3 viên đạn và nhiều phương tiện gây án khác, ngăn chặn ý đồ của chúng dự định cướp tiếp một tiệm vàng khác tại TP Hồ Chí Minh.

Qua khai thác bước đầu, chúng khai nhận từ năm 2002 đến nay đã gây ra 8 vụ cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, như Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, trong đó có vụ giết, cướp tiệm vàng Kim Thanh năm 2004.

Lãnh đạo Bộ hoan nghênh tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Tổng cục VI và A71, Tổng cục I ngay trong ngày đầu ra quân thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/BCA ngày 28/9/2011 của Bộ Công an.

Thành công của chiến công này là do các cán bộ, chiến sỹ chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

Thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương chiến công của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Cục A71 và quyết định thưởng cho mỗi đơn vị 10 triệu đồng.

Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị Tổng cục VI, Tổng cục I và Công an TP  Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, củng cố chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ để sớm đưa vụ án ra xét xử trước pháp luật; đồng thời rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới./.

Đức Hồng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang: Ngành Kiểm sát cần nỗ lực cải cách tư pháp

0 nhận xét

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, ngành Kiểm sát cần nỗ lực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng, điều tra, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.

Ngày 22/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tổ chức hội nghị toàn ngành năm 2011. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tới dự.

Truong Tan Sang, toi pham, chong toi pham

Đồng chí Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị

Bên cạnh việc biểu dương những thành tích đạt được thời gian qua, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị ngành Kiểm sát phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ, hoàn thiện thể chế pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.

Ngành cần tiếp tục triển khai tập trung các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI.

Ngành cần nỗ lực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng, điều tra, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.

Theo đồng chí Trương Tấn Sang, quá trình đổi mới, cải cách tư pháp cần tránh sự nóng vội, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành cũng như ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Ngành Kiểm sát cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về 5 đức tính của cán bộ Kiểm sát là công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết để chủ động xây dựng một nền tư pháp đổi mới, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Lãnh đạo ngành cũng cần tạo điều kiện để cán bộ, kiểm sát viên được tham gia Hiệp hội công tố thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Nguyễn Đức


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thăm gia đình các chiến sỹ Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh trong khi vây bắt tội phạm ma túy

0 nhận xét

Ngày 30/5, Đoàn công tác Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm do Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến tỉnh Hòa Bình thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh, Đại đội phó Đại đội Cảnh sát cơ động hy sinh trong khi vây bắt đối tượng vận chuyển ma túy.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba thăm hỏi, động viên gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã trao tặng số tiền do cán bộ, chiến sỹ Tổng cục quyên góp, giúp đỡ gia đình và mong muốn gia đình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng ngày, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Thượng sỹ Hoàng Minh Thành, chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp bị thương trong cuộc truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy tại địa bàn huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã khen ngợi tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của Công an tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng chí Thành nói riêng.

Cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã đến thăm, tặng quà Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đại đội Cảnh sát cơ động – Công an tỉnh Hòa Bình; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân nêu trên, yêu cầu nhân rộng điển hình, học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; học tập tấm gương các chiến sỹ Công an hy sinh, bị thương nêu trên…

Hiếu Hiền


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →