Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Cựu cán bộ Công an dạy chữ đẹp miễn phí cho học sinh khiếm thính

0 nhận xét

Ông Bùi Công Nông tình nguyện tìm đến các trường học hay tổ chức từ thiện trên khắp đất nước để dạy chữ đẹp miễn phí.

Ông Bùi Công Nông (65 tuổi, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) là cán bộ của ngành công an đã về hưu. Mọi người vẫn thường gọi ông bằng thầy bởi nhiều năm nay ông thường tình nguyện đến với các trường học hay các tổ chức từ thiện ở Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, thậm chí tận Thanh Hóa… để dạy viết chữ đẹp.

19 Cựu cán bộ Công an dạy chữ đẹp miễn phí cho học sinh khiếm thính

Thầy Bùi Công Nông trao đổi về phương pháp dạy chữ đẹp mà ông áp dụng

Bất cứ nơi nào ông đến, thấy trẻ em nghèo hiếu học nhưng chữ nghĩa còn vụng về là ông lại kèm dạy thêm miễn phí. Tiếng lành đồn xa, không chỉ các em nhỏ mà cả những thầy cô giáo và phụ huynh theo học.

Cứ đều đặn mỗi tối cuối tuần, thầy giáo Nông lại đến Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An (tỉnh Bình Dương) để dạy chữ đẹp cho các em nhỏ khiếm thính ở đây.

Phương pháp dạy của thầy Nông khiến nhiều học sinh bị khuyết tật thích thú, đó không phải là thầy cầm tay nắn nót từng nét chữ mà bằng các chấm mẫu, thầy đã uốn nắn các em nhỏ viết được chữ đẹp. Theo thầy, cách chấm mẫu này hoàn toàn do thầy tự nghĩ ra, khác với chấm mẫu của Bộ Giáo dục.

Chỉ sau 10 buổi học, các em nhỏ ở trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật đã có sự tiến bộ vượt trội, viết chữ không còn nghuệch ngoạc. “Qua lớp học này em đã viết chữ đẹp hơn trước nhiều. Em cám ơn thầy, em chúc thầy có sức khỏe tốt để còn dạy chữ đẹp cho nhiều em khác”, em Quỳnh Mơ chia sẻ.

20 Cựu cán bộ Công an dạy chữ đẹp miễn phí cho học sinh khiếm thính

Một học trò của thầy Nông viết chữ sau khi đã trải qua lớp học 10 ngày

Người cán bộ ngành công an này nhớ lại cơ duyên đã đưa ông với nghề giáo. Sinh ra và lớn lên tại xã Quảng Long (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa), sau khi tốt nghiệp trung học cảnh sát, năm 1976 ông được điều về hoạt động tại Công an TP HCM.

Trong một lần đi thăm Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp (TP HCM), ông thấy chữ của các em nhỏ ở đây viết loằng ngoằng. Trong lòng người cán bộ ngành công an này nung nấu ý định sẽ làm điều gì đó thiết thực cho các em nhỏ ở đây. Sau hôm đó, ông quyết định đến các trung tâm luyện chữ đẹp trên địa bàn thành phố để theo học.

Mặc dù chữ của ông vốn dĩ không đẹp, nhưng với quyết tâm cao, sau một thời gian ngắn ông đã viết được chữ đẹp và tìm ra phương pháp đơn giản dạy chữ đẹp cho học sinh. “Tôi dạy cho các cháu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ kỹ năng đến kỹ xảo. Đó là bắt đầu từ mẫu chữ in hoa cơ bản của ngành giáo dục, sau đó sáng tạo thành những nét chữ có phong cách dễ viết, đẹp và dễ đọc”, thầy Nông cho biết.

Lúc đầu, ông dạy chữ cho con cháu trong gia đình và con em bạn bè. Thấy có hiệu quả, thầy mới trở lại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi quận Gò Vấp để xin được dạy chữ đẹp cho các em nhỏ ở đây hoàn toàn miễn phí. Được trung tâm đồng ý, lớp học của thầy có hơn 30 học sinh đều đặn diễn ra mỗi tối cuối tuần. Sau 10 buổi học, từ những học sinh có những tính cách ngông nghênh, bốc đồng… và viết chữ rất xấu, thầy đã làm thay đổi không chỉ nét chữ mà còn là tính cách của các em. Những em nhỏ ở đây trở nên hiền lành, cẩn thận và ham học hơn.

“Lúc đó tôi mới nghĩ, tại sao mình lại không dạy chữ đẹp cho những người khuyết tật và câm điếc? Các em có thể viết được và thậm chí viết rất đẹp. Nếu dạy chữ cho những trẻ em câm điếc và khuyết tật thì sẽ đưa lại lợi ích cho các em, các em sẽ cẩn thận, chu đáo hơn, tôn trọng chính bản thân mình… nét chữ là nét người”, thầy tâm sự.

21 Cựu cán bộ Công an dạy chữ đẹp miễn phí cho học sinh khiếm thính

Thầy Bùi Công Nông cùng học trò tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An (tỉnh Bình Dương)

Năm 2007, ông Nông nghỉ hưu. Một năm sau, ông quyết định trở về quê hương. Ngay khi vừa đặt chân đến, ông đã tự liên hệ với chính quyền địa phương và trường tiểu học Quảng Long (Quảng Xương, Thanh Hóa) và được chấp nhận với điều kiện chỉ dạy chữ đẹp cho học sinh trong dịp hè. Tại đây, thầy không chỉ dạy cho học sinh mà còn dạy cho giáo viên trong trường.

Mùa hè năm đó, sau 10 buổi học, toàn bộ học sinh và thầy cô giáo của hai trường tiểu học và mầm non Quảng Long viết chữ rõ ràng. Điều bất ngờ, trong năm đó đã có 2 học trò là giáo viên đi thi cấp tỉnh, trong đó có một người đạt giải Ba viết chữ đẹp.

Từ 2008 đến nay, ông đã về quê mỗi dịp hè, trực tiếp dạy viết chữ đẹp cho thầy giáo, cô giáo và học sinh trong xã được 1.150 lượt người, cùng với việc cung cấp giấy bút cho học sinh học tập trị giá 60 triệu đồng. Hè năm 2010, ông tiếp tục tài trợ cho chương trình dạy tiếng Anh trong trường tiểu học.

Năm 2010, nhận lời mời của cô Sương (hiệu trưởng trường khuyết tật Nhân Ái, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) ông xuống dạy cho 20 giáo viên và hơn 40 học sinh ở đây. Mỗi tuần thầy dạy hai ngày, mỗi ngày hai buổi. Phương tiện đi lại từ TP HCM xuống TP Mỹ Tho hoàn toàn do thầy Nông tự túc. Cô Sương, hiệu trưởng trường khuyết tật Nhân Ái đã gần 60 tuổi vẫn tham gia lớp học.

Có một điều khiến học sinh thích học chữ ở thầy Nông, đó là thầy luôn tôn trọng học sinh, không sử dụng các hình phạt. “Khi dạy, tôi áp dụng phương pháp khích lệ, luôn luôn nhìn vào điểm tốt, lôi kéo học sinh về phía mình. Ví dụ, nhìn chữ A em học sinh viết, người khác bảo là xấu, nhưng tôi sẽ nói không phải, tôi bảo em học sinh đó, nếu như em chỉnh lại như thế này thì sẽ đẹp hơn, thầy rất tin vào khả năng của em, em hãy làm thử theo thầy và em học sinh đó làm được ngay”, thầy Nông chia sẻ.

22 Cựu cán bộ Công an dạy chữ đẹp miễn phí cho học sinh khiếm thính

Một giờ lên lớp của thầy Nông

Thầy kể lại một mẫu chuyện, có cô giáo tham gia lớp luyện chữ đẹp của thầy. Mỗi lần lên lớp, cô giáo này đều được thầy Nông giao cho bài tập về nhà để luyện chữ đẹp. Một hôm, anh chồng dọn dẹp phòng, thấy một tờ rơi giữa nhà nhặt lên xem và thấy chữ đẹp quá liền ồ lên: “Học sinh của em viết chữ đẹp quá!”. Cô vợ mỉm cười không nói gì cả. Đến tận ba ngày sau, cô mới nói cho chồng biết đó là chữ của cô.

Tá Lâm (Theo vnexpress)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →