Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Con đường “Nam quốc sơn hà” kỳ 2: Cuộc ra quân “nhớ đời”

0 nhận xét

Kỳ 2: Cuộc ra quân “nhớ đời”

Nhắc đến những ngày đầu gian khó mở đường, không thể không kể đến chuyến hành quân đầu tiên mà các giám đốc, kỹ sư trẻ đã gọi vui là “một giấc mơ kinh hoàng”. Đó là một ngày mùa thu năm 2007, họ từ thành phố, đồng bằng lần đầu tới Tây Nguyên để nhận tuyến đường mình sẽ làm. Trước đó, hầu hết anh em đều mới chỉ biết về Trường Sơn qua sách báo, phim ảnh…

 

Các kỹ sư trẻ và Đại tá Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty 789 (người ngồi hàng sau, cầm gậy) trong lần đi nhận tuyến năm 2007, tại Ia Lân (Kon Tum).

Các kỹ sư trẻ và Đại tá Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty 789 (người ngồi hàng sau, cầm gậy) trong lần đi nhận tuyến năm 2007, tại Ia Lân (Kon Tum).

Cuộc ra quân đầu tiên

Quyết định của Thủ tướng ban hành tháng 3-2007 nhưng phải đến gần nửa năm sau, các thủ tục pháp lý cho việc triển khai con đường vẫn chưa xong, dù đã qua tới 69 lần phê duyệt. Lúc này, Thiếu tướng Hoàng Kiền được điều động về làm Giám đốc Ban Quản lý dự án 47. Ông nóng ruột không chịu ngồi chờ thủ tục. Tiền trái phiếu là tiền vay của dân, chậm ngày nào, thiệt cho ngân sách ngày đó. Phải “vừa làm vừa báo cáo” thôi! Một ngày mùa thu năm 2007, ông quyết định: Triệu tập các nhà thầu vào ngay Tây Nguyên nhận tuyến. Trong tổng số 18 đơn vị công binh và 60 doanh nghiệp quân đội làm đường tuần tra biên giới, có tới hơn 40 đơn vị ra quân lần đầu trên các cánh rừng Tây Nguyên.

“Ra quân ư? Chúng tôi phấn chấn vì nhiệm vụ vẻ vang và các gói thầu đều có giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm lớn”- Anh Nguyễn Trọng Nguyện, Chỉ huy trưởng Công trường khu vực Dục Nông (Kon Tum) của Công ty Hương Giang (Binh đoàn Hương Giang) nhớ về những ngày đầu gian khó.

Không riêng gì Nguyện, hàng trăm giám đốc, phó giám đốc, chỉ huy trưởng công trường, kỹ sư… đều háo hức, kẻ lên xe con, người đáp máy bay vào ngay Tây Nguyên. Địa điểm tập kết của đoàn là Nhà khách Binh đoàn Tây Nguyên nằm giữa thành phố Plei-cu. Nguyện cùng anh Chung, giám đốc và vài kỹ sư khác nhảy lên chiếc Land Cuirser dã chiến, phóng một mạch từ Hà Nội vào Gia Lai. Nghe nói đến núi rừng, bản tính vốn lo xa, Nguyện xếp cả lên xe một thùng mì ăn liền và một cái bếp ga du lịch. Ai cũng bảo anh “hâm”, “tích cốc phòng cơ” không cần thiết giữa thời buổi kinh tế thị trường. Kệ! Nguyện cứ đưa hết lên xe. Chẳng dùng thì lại chở về!

Nhà khách Binh đoàn Tây Nguyên vui như mở hội. Xe con đỗ chật sân. Cà phê Trung Nguyên thơm ngào ngạt. Các giám đốc, kỹ sư tươi cười hớn hở. “Nghiêm! Chỉnh đốn trang phục…” – khẩu lệnh của vị tướng người xương xương, dáng đi thoăn thoắt khiến ai nấy giật mình. Một cuộc họp diễn ra với những tình huống trắc nghiệm:

- Anh em, có anh nào đã qua chiến tranh chống Mỹ, giơ tay?

Nhìn mãi cả hội trường, chỉ có một người, anh Trọng – Đoàn trưởng 728 (Binh đoàn 16), vốn là bộ đội đặc công đánh Mỹ.

- Anh em nào đã có kinh nghiệm mở đường giữa rừng đại ngàn Trường Sơn?

Lác đác vài cánh tay giơ lên cho biết đã tham gia làm đường Trường Sơn Đông, đường vành đai biên giới cũ.

- Nếu đi trong rừng gặp vắt thì phải làm gì?

Lắc đầu.

- Nếu gặp rắn lục, xử trí ra sao?

- Nếu đi trong rừng hết nước uống, thức ăn thì làm gì?

Lại lắc đầu và… lắc đầu.

Thế là mất cả một ngày trời để cuộc họp triển khai nhiệm vụ trở thành một cuộc tập huấn kinh nghiệm đi rừng. Thiếu tướng Hoàng Kiền trở thành giáo viên bất đắc dĩ, truyền thụ tỉ mỉ, hướng dẫn từ cách mắc tăng, võng đến cách xử trí khi gặp thú dữ, lạc rừng…

Bốn giờ sáng. Một hồi còi réo vang trong sân nhà khách. Sau bữa sáng nhanh gọn với mì ăn liền, mệnh lệnh hành quân được hạ đạt uy nghiêm như lên đường chiến đấu. Hàng trăm giám đốc, kỹ sư trẻ hàng ngũ chỉnh tề, ba lô, tăng võng đầy đủ lên đường, nhằm hướng những cánh rừng Tây Nguyên xa hút.

Nhóm của Nguyện tới cánh rừng Dục Nông, huyện Đắk Glây (Kon Tum) khi đã xế trưa. Nhìn rừng núi bạt ngàn, toàn cây cổ thụ và dây leo chằng chịt, anh bàn với nhóm của Công ty ACC đi…chung cho đỡ… “sợ”. Gửi xe ô tô ở Đồn biên phòng 673, hai đoàn lên đường với quyết tâm: “Sáng đi, chiều về”. Họ còn đặt cỗ, nhờ đồn biên phòng sắp giúp để chiều về ăn mừng thắng lợi.

Đòn cân não người chỉ huy

Dẫn đầu nhóm của Binh đoàn 12, với kinh nghiệm đi rừng Trường Sơn từ những năm chiến tranh, Thiếu tướng Hoàng Kiền giao tuyến xong khá sớm, quay ra dùng bữa tối tại thị trấn Đắc Glây. Ông tranh thủ liên hệ điện thoại với các đơn vị. Hầu hết các đơn vị đều hoàn thành, chỉ còn hai nhóm của Công ty Hương Giang và Công ty 36 vẫn chưa liên lạc được. Vị tướng mặt dần tái đi vì lo lắng.

21 giờ, vẫn chưa thấy tăm hơi hai nhóm đâu. Ở Đồn biên phòng 673, các mâm đầy ắp thức ăn nhưng không ai ăn. Tất cả kéo nhau vào rừng tìm kiếm suốt đêm nhưng không thấy tăm hơi. Anh em biên phòng nhận định, có lẽ đoàn đã lạc sang rừng nước bạn Lào. Mà rừng nước bạn còn rậm rịt, hoang vắng, còn cả hổ, báo, thú dữ, chẳng biết điều gì xảy ra. Anh Chung, Giám đốc Công ty Hương Giang bật khóc vì lo lắng. Trong số cán bộ đi nhận tuyến, có người em ruột của Chung…

Cả ngày hôm sau, các cuộc tìm kiếm vẫn không cho thấy kết quả gì…

Lại thêm một đêm nữa, Thiếu tướng Hoàng Kiền không ngủ được. Đã hướng dẫn tỉ mỉ thế, sao anh em lại lạc rừng? Hay sự cố xấu nhất xảy ra? Họ gặp thú dữ ăn thịt hay tai nạn đá rơi, trượt xuống vực? Nếu anh em có mệnh hệ gì, tuyến đường chưa mở mà một lúc mất cả chục cán bộ, biết ăn nói sao với thủ trưởng Bộ Quốc phòng, với Thủ tướng?

Trở lại với chuyến đi của Nguyện và anh em. Họ lội bộ vào rừng, càng đi rừng núi càng chênh vênh, trơn trượt, âm u, ẩm ướt. Nhiều chỗ phải nắm dây leo mà đu. Không ai bảo ai, họ bắt đầu vứt bớt đồ đạc cho đỡ nặng. Có anh chàng dùng chiếc thắt lưng da cá sấu còn mới cũng cởi ra…vứt! Càng vào sâu, rừng càng ẩm, vắt ra càng nhiều. Chúng bò lổm ngổm trên lá, tinh ranh chui vào chân, vào cổ, vào nách làm cánh lính trẻ kinh hoàng. “May mà hôm đó không gặp rắn! Sau này ở lại làm đường, chúng tôi mới biết vùng Dục Nông này rất nhiều rắn xanh” – anh Nguyện kể. Có cậu lái xe của Công ty ACC bị rắn chui vào ba-lô, lúc về mở ba-lô lấy quần áo thì bị rắn đớp, may mà đi cấp cứu kịp thời. Còn ở đơn vị Nguyện, có đêm mưa, anh Bắc cấp dưỡng dậy sớm nấu ăn cho anh em, anh quờ phải thứ gì bùng nhùng cạnh bao gạo, bực mình lẩm bẩm:

- Ai sửa xe, sửa máy gì mà cẩu thả vứt cả dây cu-roa vào bếp thế này?

Anh cáu tiết quay “sợi dây cu-roa” vào chỗ gần bếp lửa thì sợi dây cu-roa bỗng… biết đi. Trời ơi! Một con rắn lục đang ngóc đầu lên, thao láo nhìn anh.

Sau những chuyện kinh hoàng ấy, mỗi lần công trường di dời đến đâu, Nguyện đều phải mua hàng bó dây cao su phát cho anh em, đề phòng rắn cắn còn ga-rô kịp thời.

Trở lại với cuộc hành quân, đi, đi mãi vẫn chỉ thấy rừng mù mịt, Nguyện lo lắng hỏi Tuấn, người của đơn vị khảo sát:

- Cậu khảo sát trước thế nào mà đi hoài chẳng thấy đường. Xem lại kẻo lạc đấy!

Lúc này máy định vị GPS mới được Tuấn mở ra xem vì sợ hết pin. Dù sóng rất chập chờn nhưng máy cũng đủ báo đoàn đang lạc sang nước bạn Lào. Tất cả hoảng hốt tìm đường quay về. Rừng chiều sụp tối rất nhanh. Chỉ còn tiếng nai, tiếng hoẵng và những âm thanh kì dị của rừng đêm. Những chai nước cuối cùng đã cạn. Những chiếc đèn pin cuối cùng rồi cũng hết pin. Cả đoàn đành dừng chân. Khát khô cổ. Đói cồn cào. Bây giờ, họ mới ân hận vì sao nỡ ném nước, ném lương khô đi. May mà Nguyện còn nhớ lời tướng Hoàng Kiền dặn hôm qua. Nếu hết nước uống, cứ tìm cây bương (tre rừng), chặt ra, bên trong sẽ có nước uống được. Về cái ăn, lúc này thùng mì ăn liền và cái bếp ga Nguyện mang theo thật là quý hơn vàng. Chặt từng cây bương, nấu từng bát nước, cả nhóm cũng được mỗi người một bát mì lót dạ. Ăn xong, cả nhóm tìm cây cối, mắc võng sát nhau, không dám đốt lửa vì sợ rắn, thú dữ tìm về. Cả nhóm ai nấy trùm kín tăng, áo mưa, đi nguyên giày nằm co ro trên võng. Đêm rừng khuya hoang vắng, thi thoảng lại nghe tiếng sột soạt, lạo xạo nửa giống bước chân người, nửa giống bước chân thú đi trên lá. Nhiều anh thú nhận buồn đi tiểu nhưng không dám dậy vì sợ đụng rắn…

Một đêm nặng nề rồi cũng trôi qua.

Sáng hôm sau, cả nhóm lên đường, lại xuyên rừng đi ra. Họ đi mãi, đi mãi đến quá trưa thì cậu Tuấn reo lên:

- Nương lúa Việt Nam các anh ơi!

- Sao cậu biết là nương Việt Nam?

- Nương nhiều lúa, rộng và dài thế kia là bên Việt Nam mình rồi. Bà con bên Lào không có nương lớn thế.

Nghe Tuấn lý giải, cả nhóm reo lên sung sướng. Chiều hôm ấy thì họ tìm ra tuyến đường theo đúng bản đồ thiết kế rồi tìm vào được một bản gần đó. Có dân là có tất cả. Anh em nhờ trưởng bản nấu giúp một bữa cơm. Buổi tối thứ hai sau bữa cơm ngon tuyệt vời, cả nhóm đánh một giấc say như chết, chưa thể liên lạc về vì nơi này chưa có điện thoại. Mãi đến chiều hôm sau, họ mới tìm về tới Đồn biên phòng 673 trong niềm vui sướng vỡ òa của mọi người. Anh Chung ôm lấy anh em, nước mắt rưng rưng.

Nhóm của Công ty 36 (Binh đoàn 11) bị lạc rừng vì một lý do thật đơn giản. Cấp trên đã dặn dò đi rừng tới đâu phải phát cây đánh dấu tới đó nhưng rồi họ lại ngại. Để rồi, càng đi vào sâu, càng mất dấu. Hai đêm, mấy chàng lính trẻ “gà tồ” được một trận nhớ đời. Chẳng có gì ăn ngoài gói lương khô mang theo, các chàng cầm cự ăn dè với uống nước ống bương. Đêm đầu tiên, cả nhóm ngồi đốt lửa thay nhau cảnh giới bốn phía, không anh nào dám ngủ vì sợ thú dữ “vồ”. Hai ngày sau, họ mới lần mò tìm được đường ra an toàn…

Những gian khổ ấy mới chỉ là một phần rất nhỏ so với những thử thách mà người lính mở đường phải đương đầu trong những năm tháng sau đó…

 

Nguyên Minh – Đức Toàn


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Phóng sự: Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 1)

0 nhận xét

Kỳ 1: Từ cột mốc đến con đường chiến lược

Đường tuần tra biên giới ra đời không chỉ từ khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên, no ấm mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được sự ra đời của con đường này…

Từ sự cố cái cột mốc…

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người từng dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng con đường từ những ngày đầu. Qua điện thoại, khi tôi đặt vấn đề, nghe nói đến con đường, giọng ông sôi nổi: Đó là con đường chiến lược quốc gia! Một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã, trong căn phòng nhỏ ở Trạm khách 66, ông đã kể về sự ra đời của con đường…

“Cuối thập niên 80, tôi đang làm Tư lệnh Quân khu 3. Nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi rất băn khoăn khi nhận thấy, còn nhiều nơi sâu vào nội địa 5-7km không có dân ở. Trong khi đó, bên kia biên giới, dân cư ở rất sầm uất và họ còn thả cả trâu bò sang đất ta. Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên không hề thấy bóng dáng một người dân. Tự nhiên trong tôi xuất hiện cảm giác chống chếnh, bất ổn. Đó là chưa kể gần các cột mốc, đường biên chỉ có trục đường ra theo trục ngang. Từ đó, định hình ý tưởng phải đưa dân ra sát biên giới, rồi từ ý tưởng trở thành quyết tâm lớn của tôi. Mà muốn đưa dân ra được thì phải có đường đi.

Nhưng đó là mình nghĩ vậy, còn tâm tư nguyện vọng của dân thì sao? Tôi nhiều lần đi nắm tình hình, gặp người dân dò hỏi. Bà con nói rằng, rất muốn ra biên giới, sinh sống gần đường biên nhưng còn “ngại”, phần vì mìn còn chưa gỡ hết, phần vì…

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Thế rồi, lại thêm một “sự cố” xảy ra. Đầu năm 1988, tại một cuộc họp Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo bị mất một cột mốc ở Quảng Ninh. Bộ đội Biên phòng và Quân khu 3 nhận lệnh phải đi tìm bằng được. Cuối cùng, người tìm ra cột mốc là một già làng 78 tuổi. Câu chuyện ấy càng thôi thúc tôi ý tưởng đưa dân ra biên giới. Tôi bàn với lãnh đạo Quân khu, đưa bộ đội ra trước, tổ chức rà mìn, làm nương rẫy. Sau đó, xin ý kiến của tỉnh Quảng Ninh để đưa dân về các bản cũ sát biên giới. Từ một xã thí điểm, dần mở rộng ra 2-3 xã. Người dân được làm nhà, giao đất, giao rừng quản lý, đồng thời cũng “giao” cho dân phối hợp với bộ đội quản lý đường biên, cột mốc. Dự án vùng kinh tế – quốc phòng ở Tiên Yên, Ba Chẽ đã hình thành. Ý tưởng làm đường càng thôi thúc. Tôi đặt vấn đề với Bộ Quốc phòng và được đồng ý. Thế là, chúng tôi triển khai xây dựng những đoạn “đường vành đai biên giới” đầu tiên. Sau đó, anh Tư Sang (đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư – PV) và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra đường tại Quảng Ninh đều đánh giá, khen ngợi cách làm này rất tốt, rất cần nhân rộng”.

Từ đoạn đường đầu tiên đó, các địa phương khác cũng từng bước xây dựng đường “vành đai biên giới”, tuy chỉ là đường nhỏ hẹp, cấp phối hoặc rải đá dăm nhưng rất thiết thực. Tính đến năm 2005, đã có 21 dự án dài 484 km do Bộ đội Biên phòng các tỉnh thực hiện.

…Đến “khoảng rừng nóng” Bù Gia Mập

Mùa hè năm 2004, vụ gây rối diễn ra ở Tây Nguyên. Đại tướng Phạm Văn Trà vào tìm hiểu tình hình, càng thấy rõ đòi hỏi hàng đầu đặt ra lúc này là phải có đường tốt hơn phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới. “Khó khăn nhất là từ Bình Phước đi Đắc Nông không có đường đi, phải xuyên qua rừng hoặc đi vòng 200km mới ra được biên giới. Lúc đó, tôi đã quyết định phải làm cho được đoạn đường gần 60km ở Đắc Nông, nhờ đó thông suốt tuyến biên giới từ Tây Ninh tới Đắc Nông. Tôi giao cho Bộ đội Công binh làm nhanh, với cơ chế đặc thù như xây dựng các công trình chiến đấu. Cùng với đó, yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một đề án tổng thể về đường tuần tra biên giới đặt ra cấp bách và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất ủng hộ. Theo tôi, đó là một bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý dự án 47 khi đó là Tư lệnh Binh chủng Công binh nhận lệnh vào Tây Nguyên khảo sát, nhớ lại: “Chúng tôi tới rừng quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Đắc Ơ, là địa bàn có nhiều người vượt biên trái phép. Để làm gấp đoạn đường Bù Gia Mập, tôi đã chọn Trung đoàn Công binh 293, một trong những “quả đấm thép” của binh chủng. Sau một năm trời, với bàn tay miệt mài của người lính công binh 293, tuyến đường đầu tiên màu đất đỏ ba-dan như một sợi chỉ đỏ vắt ngang rừng đại ngàn”.

“Bản vẽ” con đường mang dáng hình đất nước

Thời gian này, việc xây dựng đề án tổng thể đường tuần tra biên giới được triển khai gấp rút. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, lúc đó là Phó tổng tham mưu trưởng, Phó ban chỉ đạo Đường tuần tra biên giới liên tục đi khảo sát dọc biên cương. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: “Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 cuộc họp nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo đề án con đường này. Lúc đầu, do nhiệm vụ cấp bách, Bộ Quốc phòng chỉ chuẩn bị phương án làm đường nhỏ, nền đường 3m, trải nhựa cấp phối hoặc đá dăm, đủ cho xe u-oát đi hoặc chỗ nào khó hơn thì đủ cho người, ngựa biên phòng đi tuần tra”. Đất nước còn nghèo, dù nhiệm vụ bảo vệ biên cương rất quan trọng, người lính không dám đòi hỏi sự ưu tiên, nhưng Chính phủ cùng các bộ, ngành lại có một câu hỏi được bàn thảo khá nhiều: “Nếu làm đường chỉ đủ đi tuần tra thì hơi phí? Liệu có thể làm một con đường lớn hơn, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh được không?”.

... và năm 2010.

... và năm 2010.

Ngày 4-11-2004, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị thường trực Chính phủ nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo kế hoạch củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền đến năm 2010. Sau khi nghe Thượng tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: “Đã làm thì làm cho “đàng hoàng”, kết hợp tốt giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Không làm đường rộng 3m nữa mà phải làm đường lớn hơn”.

Đại tá Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tư lệnh Công binh, được giao làm giám đốc đầu tiên của Ban quản lý dự án 47 kể: “Sau đó, chúng tôi đã xác định quyết tâm năm 2005 sẽ lập xong dự thảo đề án. Hàng loạt đơn vị khảo sát thiết kế tinh nhuệ nhất của Bộ Quốc phòng vào cuộc khẩn trương nên đến đầu tháng 8-2005 đã khảo sát được gần 5000km biên giới, dù xăng dầu, kinh phí chưa bảo đảm. Một phương án tuyến của con đường từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã ra đời. Có phương án tuyến, chúng tôi lại lên đường đi khảo sát cụ thể nhiều khu vực trọng điểm. Đoàn cán bộ, đa số đã kinh qua đánh Mỹ, dạn dày với mưa bom bão đạn, nay lại khoác ba lô trèo đèo, lội suối, băng rừng xác định từng cọc mốc, từng hướng tuyến sao cho ngắn nhất, hợp lý nhất, kinh tế nhất. Suốt mấy tháng trời, chúng tôi đi từ Bình Phước, dọc theo dòng suối sát biên, từ bìa rừng Bù Gia Mập sang Đắc Nông, đến những cánh rừng khộp Gia Lai, nơi còn in dấu đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hết Tây Nguyên, chúng tôi lại ra Nghệ An, Thanh Hóa. Tới Sơn La, ngược dòng sông Mã, chúng tôi đi từ Chiềng Khương sang Sốp Cộp, từ Sông Mã sang Điện Biên rồi lại về biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Càng đi càng thấy đất nước ta hùng vĩ, dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta cần cù chịu khó. Chúng tôi hiểu sứ mệnh của mình. Đau, yếu, sai khớp, chuột rút, có đồng chí bị ngã vì núi cao, đường trơn nhưng không ai chịu bỏ cuộc”.

Dự thảo đề án ở mức hoàn chỉnh hơn ra đời. Con đường bây giờ là đường ô tô có thể chạy suốt dọc dài biên giới, nền đường rộng 5,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng; các công trình trên đường làm bằng thép và bê tông cốt thép.

Một ngày cuối năm 2005, tại Hội nghị thường trực Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo đề án, Thủ tướng Phan Văn Khải khá hài lòng. Phát biểu kết luận, ông nhấn mạnh: “Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng giao cho Bộ Quốc phòng, làm sao cho “nhanh, bền, tốt, rẻ, không có tiêu cực”. Thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng sớm bổ sung hoàn chỉnh đề án.

Con đường theo đề án phác thảo dài 14.250km, trong đó xây dựng mới hơn 10.196km, qua 25 tỉnh, dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành, dự kiến sẽ phải làm trong hàng chục năm mới hoàn thành. Từng có nhiều cuộc tranh luận khác nhau về hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Nhưng đây là con đường sẽ được làm trong điều kiện vô cùng gian khó mà có lẽ chỉ những người lính Bộ đội Cụ Hồ với truyền thống “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” mới có thể gánh vác. Vì vậy, khi lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép xác định đây là công trình quốc phòng an ninh, quản lý theo cơ chế đặc thù, sử dụng lực lượng quân đội thi công theo hình thức chỉ định thầu, Thủ tướng tán thành. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói ngay: Việc này không thể một mình cá nhân Thủ tướng quyết được mà phải có một nghị quyết của Chính phủ.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 12-2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đường tuần tra biên giới, nhất trí với đề nghị trên. Ngày 14-3-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định mang số 313/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

Quyết định của Thủ tướng đã trở thành một cột mốc quan trọng, khẳng định tầm vóc chiến lược quốc gia của đường tuần tra biên giới, con đường mang dáng hình đất nước…

————————-

Kỳ 2: Cuộc ra quân “nhớ đời”

Phóng sự của NGUYÊN MINH – ĐỨC TOÀN


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Phóng sự: Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 1)

0 nhận xét

Kỳ 1: Từ cột mốc đến con đường chiến lược

Đường tuần tra biên giới ra đời không chỉ từ khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên, no ấm mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được sự ra đời của con đường này…

Từ sự cố cái cột mốc…

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người từng dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng con đường từ những ngày đầu. Qua điện thoại, khi tôi đặt vấn đề, nghe nói đến con đường, giọng ông sôi nổi: Đó là con đường chiến lược quốc gia! Một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã, trong căn phòng nhỏ ở Trạm khách 66, ông đã kể về sự ra đời của con đường…

“Cuối thập niên 80, tôi đang làm Tư lệnh Quân khu 3. Nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi rất băn khoăn khi nhận thấy, còn nhiều nơi sâu vào nội địa 5-7km không có dân ở. Trong khi đó, bên kia biên giới, dân cư ở rất sầm uất và họ còn thả cả trâu bò sang đất ta. Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên không hề thấy bóng dáng một người dân. Tự nhiên trong tôi xuất hiện cảm giác chống chếnh, bất ổn. Đó là chưa kể gần các cột mốc, đường biên chỉ có trục đường ra theo trục ngang. Từ đó, định hình ý tưởng phải đưa dân ra sát biên giới, rồi từ ý tưởng trở thành quyết tâm lớn của tôi. Mà muốn đưa dân ra được thì phải có đường đi.

Nhưng đó là mình nghĩ vậy, còn tâm tư nguyện vọng của dân thì sao? Tôi nhiều lần đi nắm tình hình, gặp người dân dò hỏi. Bà con nói rằng, rất muốn ra biên giới, sinh sống gần đường biên nhưng còn “ngại”, phần vì mìn còn chưa gỡ hết, phần vì…

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Thế rồi, lại thêm một “sự cố” xảy ra. Đầu năm 1988, tại một cuộc họp Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo bị mất một cột mốc ở Quảng Ninh. Bộ đội Biên phòng và Quân khu 3 nhận lệnh phải đi tìm bằng được. Cuối cùng, người tìm ra cột mốc là một già làng 78 tuổi. Câu chuyện ấy càng thôi thúc tôi ý tưởng đưa dân ra biên giới. Tôi bàn với lãnh đạo Quân khu, đưa bộ đội ra trước, tổ chức rà mìn, làm nương rẫy. Sau đó, xin ý kiến của tỉnh Quảng Ninh để đưa dân về các bản cũ sát biên giới. Từ một xã thí điểm, dần mở rộng ra 2-3 xã. Người dân được làm nhà, giao đất, giao rừng quản lý, đồng thời cũng “giao” cho dân phối hợp với bộ đội quản lý đường biên, cột mốc. Dự án vùng kinh tế – quốc phòng ở Tiên Yên, Ba Chẽ đã hình thành. Ý tưởng làm đường càng thôi thúc. Tôi đặt vấn đề với Bộ Quốc phòng và được đồng ý. Thế là, chúng tôi triển khai xây dựng những đoạn “đường vành đai biên giới” đầu tiên. Sau đó, anh Tư Sang (đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư – PV) và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra đường tại Quảng Ninh đều đánh giá, khen ngợi cách làm này rất tốt, rất cần nhân rộng”.

Từ đoạn đường đầu tiên đó, các địa phương khác cũng từng bước xây dựng đường “vành đai biên giới”, tuy chỉ là đường nhỏ hẹp, cấp phối hoặc rải đá dăm nhưng rất thiết thực. Tính đến năm 2005, đã có 21 dự án dài 484 km do Bộ đội Biên phòng các tỉnh thực hiện.

…Đến “khoảng rừng nóng” Bù Gia Mập

Mùa hè năm 2004, vụ gây rối diễn ra ở Tây Nguyên. Đại tướng Phạm Văn Trà vào tìm hiểu tình hình, càng thấy rõ đòi hỏi hàng đầu đặt ra lúc này là phải có đường tốt hơn phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới. “Khó khăn nhất là từ Bình Phước đi Đắc Nông không có đường đi, phải xuyên qua rừng hoặc đi vòng 200km mới ra được biên giới. Lúc đó, tôi đã quyết định phải làm cho được đoạn đường gần 60km ở Đắc Nông, nhờ đó thông suốt tuyến biên giới từ Tây Ninh tới Đắc Nông. Tôi giao cho Bộ đội Công binh làm nhanh, với cơ chế đặc thù như xây dựng các công trình chiến đấu. Cùng với đó, yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một đề án tổng thể về đường tuần tra biên giới đặt ra cấp bách và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất ủng hộ. Theo tôi, đó là một bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý dự án 47 khi đó là Tư lệnh Binh chủng Công binh nhận lệnh vào Tây Nguyên khảo sát, nhớ lại: “Chúng tôi tới rừng quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Đắc Ơ, là địa bàn có nhiều người vượt biên trái phép. Để làm gấp đoạn đường Bù Gia Mập, tôi đã chọn Trung đoàn Công binh 293, một trong những “quả đấm thép” của binh chủng. Sau một năm trời, với bàn tay miệt mài của người lính công binh 293, tuyến đường đầu tiên màu đất đỏ ba-dan như một sợi chỉ đỏ vắt ngang rừng đại ngàn”.

“Bản vẽ” con đường mang dáng hình đất nước

Thời gian này, việc xây dựng đề án tổng thể đường tuần tra biên giới được triển khai gấp rút. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, lúc đó là Phó tổng tham mưu trưởng, Phó ban chỉ đạo Đường tuần tra biên giới liên tục đi khảo sát dọc biên cương. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: “Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 cuộc họp nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo đề án con đường này. Lúc đầu, do nhiệm vụ cấp bách, Bộ Quốc phòng chỉ chuẩn bị phương án làm đường nhỏ, nền đường 3m, trải nhựa cấp phối hoặc đá dăm, đủ cho xe u-oát đi hoặc chỗ nào khó hơn thì đủ cho người, ngựa biên phòng đi tuần tra”. Đất nước còn nghèo, dù nhiệm vụ bảo vệ biên cương rất quan trọng, người lính không dám đòi hỏi sự ưu tiên, nhưng Chính phủ cùng các bộ, ngành lại có một câu hỏi được bàn thảo khá nhiều: “Nếu làm đường chỉ đủ đi tuần tra thì hơi phí? Liệu có thể làm một con đường lớn hơn, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh được không?”.

... và năm 2010.

... và năm 2010.

Ngày 4-11-2004, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị thường trực Chính phủ nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo kế hoạch củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền đến năm 2010. Sau khi nghe Thượng tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: “Đã làm thì làm cho “đàng hoàng”, kết hợp tốt giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Không làm đường rộng 3m nữa mà phải làm đường lớn hơn”.

Đại tá Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tư lệnh Công binh, được giao làm giám đốc đầu tiên của Ban quản lý dự án 47 kể: “Sau đó, chúng tôi đã xác định quyết tâm năm 2005 sẽ lập xong dự thảo đề án. Hàng loạt đơn vị khảo sát thiết kế tinh nhuệ nhất của Bộ Quốc phòng vào cuộc khẩn trương nên đến đầu tháng 8-2005 đã khảo sát được gần 5000km biên giới, dù xăng dầu, kinh phí chưa bảo đảm. Một phương án tuyến của con đường từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã ra đời. Có phương án tuyến, chúng tôi lại lên đường đi khảo sát cụ thể nhiều khu vực trọng điểm. Đoàn cán bộ, đa số đã kinh qua đánh Mỹ, dạn dày với mưa bom bão đạn, nay lại khoác ba lô trèo đèo, lội suối, băng rừng xác định từng cọc mốc, từng hướng tuyến sao cho ngắn nhất, hợp lý nhất, kinh tế nhất. Suốt mấy tháng trời, chúng tôi đi từ Bình Phước, dọc theo dòng suối sát biên, từ bìa rừng Bù Gia Mập sang Đắc Nông, đến những cánh rừng khộp Gia Lai, nơi còn in dấu đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hết Tây Nguyên, chúng tôi lại ra Nghệ An, Thanh Hóa. Tới Sơn La, ngược dòng sông Mã, chúng tôi đi từ Chiềng Khương sang Sốp Cộp, từ Sông Mã sang Điện Biên rồi lại về biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Càng đi càng thấy đất nước ta hùng vĩ, dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta cần cù chịu khó. Chúng tôi hiểu sứ mệnh của mình. Đau, yếu, sai khớp, chuột rút, có đồng chí bị ngã vì núi cao, đường trơn nhưng không ai chịu bỏ cuộc”.

Dự thảo đề án ở mức hoàn chỉnh hơn ra đời. Con đường bây giờ là đường ô tô có thể chạy suốt dọc dài biên giới, nền đường rộng 5,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng; các công trình trên đường làm bằng thép và bê tông cốt thép.

Một ngày cuối năm 2005, tại Hội nghị thường trực Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo đề án, Thủ tướng Phan Văn Khải khá hài lòng. Phát biểu kết luận, ông nhấn mạnh: “Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng giao cho Bộ Quốc phòng, làm sao cho “nhanh, bền, tốt, rẻ, không có tiêu cực”. Thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng sớm bổ sung hoàn chỉnh đề án.

Con đường theo đề án phác thảo dài 14.250km, trong đó xây dựng mới hơn 10.196km, qua 25 tỉnh, dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành, dự kiến sẽ phải làm trong hàng chục năm mới hoàn thành. Từng có nhiều cuộc tranh luận khác nhau về hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Nhưng đây là con đường sẽ được làm trong điều kiện vô cùng gian khó mà có lẽ chỉ những người lính Bộ đội Cụ Hồ với truyền thống “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” mới có thể gánh vác. Vì vậy, khi lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép xác định đây là công trình quốc phòng an ninh, quản lý theo cơ chế đặc thù, sử dụng lực lượng quân đội thi công theo hình thức chỉ định thầu, Thủ tướng tán thành. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói ngay: Việc này không thể một mình cá nhân Thủ tướng quyết được mà phải có một nghị quyết của Chính phủ.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 12-2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đường tuần tra biên giới, nhất trí với đề nghị trên. Ngày 14-3-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định mang số 313/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

Quyết định của Thủ tướng đã trở thành một cột mốc quan trọng, khẳng định tầm vóc chiến lược quốc gia của đường tuần tra biên giới, con đường mang dáng hình đất nước…

————————-

Kỳ 2: Cuộc ra quân “nhớ đời”

Phóng sự của NGUYÊN MINH – ĐỨC TOÀN


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →