Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

0 nhận xét

Chiều 26/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam(27/11/1961-27/11/2011).

dau khi viet nam Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới dự buổi lễ

Đến dự buổi lễ, có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;  Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, MTTQ Việt Nam; lãnh đạo một số tỉnh, thành; Đại sứ đặc mệnh các nước tại Hà Nội và hơn 1.000 cán bộ, công nhân viên chức đại diện cho hơn 50.000 lao động trong toàn ngành.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Phùng Đình Thực nêu rõ, nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và chỉ đạo sâu sát của Chính phủ; giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, ngành Dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cùng tiến trình phát triển của đất nước, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, xây dựng được ngành Dầu khí Việt Nam lớn mạnh, hiện đại và đồng bộ, giữ vị trí đầu tầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngành đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầ khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò đến khai thác, phát triển công nghiệp khí-điện-chế biến và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước; trở thành công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Trong 50 năm qua, tổng doanh thu của PVN đạt gần 160 tỷ USD, luôn duy trì mức tăng trưởng trung bình gần 20%/năm, nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 57 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm; kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, PVN đã nỗ lực hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, về đích trước 3 tháng các chỉ tiêu về gia tăng trữ lượng dầu khí, doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách Nhà nước.

Dự kiến trong năm 2011, PVN sẽ nộp ngân sách 155.000 tỷ đồng, vượt 55.000 tỷ đồng so với kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, PVN sẽ thực hiện công tác an sinh xã hội với tổng số tiền 715.000 tỷ đồng, vượt 115.000 tỷ đồng so với cam kết ban đầu. Đây là những thành tích đầy ý nghĩa của tập thể những người lao động dầu khí chào mừng 50 năm ngày truyền thống của ngành.

Trong chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Danh hiệu Anh hùng Lao động và nhiều phần thưởng cao quý khác.

nguyen sinh hung dau khi3 Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Xí nghiệp khai thác- Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao danh hiệu Anh hùng lao động tặng Xí nghiệp khai thác thuộc Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng nhất cho lực lượng tự vệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trao Huân chương Quân công Hạng Nhất tặng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã trao Huân chương Lao động cho các nguyên là lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí và các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dầu khí vì những thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cũng tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao biểu trưng của ngành Dầu khí tặng 50 cá nhân được bình chọn là những gương mặt tiêu biểu các thế hệ Ngành Dầu khí Việt Nam trong 50 năm qua./.

Quang Vũ-Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị cấm công chức xin xe vi phạm

0 nhận xét

“Tôi đề nghị nghiêm cấm lãnh đạo các cấp và cán bộ công chức nhà nước can thiệp vào những vụ việc xử lý an toàn giao thông, như thế để xử lý nghiêm minh”, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang phát biểu tại Quốc hội sáng 23/11.

Đề cập công tác xử lý vi phạm còn rườm rà hiện nay, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, nếu cá nhân vi phạm an toàn giao thông đến kho bạc nộp tiền rồi lại quay về giải quyết vụ việc thì gây phiền hà cho người vi phạm. Do vậy, cần áp dụng hình thức phạt tiền qua tài khoản hoặc bằng tem xử phạt vi phạm ngay tại chỗ.

tran dai quang quoc hoi Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị cấm công chức xin xe vi phạm

Bộ trưởng Trần Đại Quang

Bộ trưởng cho rằng, phương án thông báo về nơi cư trú của người vi phạm thời gian qua tác dụng chưa như mong muốn, nhiều nơi không có phản hồi. Do vậy, phải đăng trên phương tiện thông tin đại chúng với những vụ tai nạn nghiêm trọng để tăng tính răn đe. Ngoài ra, nên nghiêm cấm lãnh đạo, công chức nhà nước can thiệp vào những vụ việc xử lý an toàn giao thông.

Tại Quốc hội, ông Trần Đại Quang cũng đề nghị nâng mức phạt cao hơn hiện nay và áp dụng các hình thức phạt bổ sung, như với người đua xe, lạng lách phải tịch thu xe bên cạnh phạt tiền.

“Hiện mức phạt không đủ sức răn đe. Chủ phương tiện phải nộp khoản tiền, hoặc mở tài khoản để đặt cọc một khoản tiền nhất định mới được đưa phương tiện vào tham gia giao thông để tránh tình trạng bỏ xe sau khi vi phạm”, ông Trần Đại Quang nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng cần nâng thẩm quyền cho cảnh sát giao thông vì hiện nay cảnh sát được phạt tối đa là 200.000 đồng, với đội trưởng được phạt đến 500.000 đồng, đây là mức thấp. Ngành công an sẽ xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông ngày càng trong sạch vững mạnh, biểu dương người tốt việc tốt và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, thậm chí tước quân tịch, truy tố trước pháp luật với người người có hành vi tiêu cực.

Theo người đứng đầu ngành công an, tai nạn giao thông do nhiều yếu tố như hạ tầng chưa đáp ứng, lượng phương tiện tăng nhanh, trong đó có một loạt phương tiện xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, tổ chức giao thông và ý thức của người tham gia chưa tốt.

Bộ trưởng cho rằng, công tác quản lý nhà nước cũng phải đẩy mạnh, như quản lý vận tải ôtô, nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, có biện pháp quản lý lái xe sau khi được cấp giấy phép, nhất là lái xe khách.

Bộ công an đã đề xuất phiếu kiểm soát lái xe để theo dõi thêm vi phạm, đạo đức của lái xe nhằm xử lý kịp thời với những tài xế gây tai nạn, thường xuyên vi phạm.

Đoàn Loan


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ Thông xe đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình

0 nhận xét

Ngày 13/11/2011, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) tổ chức thông xe và đưa vào khai thác đoạn từ km210+00 (Cầu Giẽ) đến km230+700 (QL21) thuộc Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình.

tran dai quang cau gie ninh binh Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ Thông xe đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, Bộ GTVT, các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình dự lễ thông xe

Tới dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, các Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Đông cùng lãnh đạo các bộ ngành, các tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Theo ông Trần Xuân Sanh, Chủ tịch HĐTV VEC, trước tình hình các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường cao tốc gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu, ODA giảm dần, Bộ GTVT đã thí điểm thành lập VEC và giao nhiệm vụ đầu tư Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình theo phương thức huy động vốn bằng trái phiếu công trình. Dự án có chiều dài 56km, đây là tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100-120km/h.

Ông Sanh cũng cho biết, từ khi khởi công đến nay, dự án luôn phải đối mặt với những khó khăn về thu xếp vốn và GPMB. Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, giá cả vật tư, xăng dầu biến động cao, lãi suất huy động vốn tăng trên 200%. Công tác GPMB của dự án cũng gặp khó do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên các địa phương không bàn giao đúng kỳ hạn. Tình hình đó khiến cả chủ đầu tư và nhà thầu đã không đáp ứng được tiến độ như mong muốn.

“Thời gian gần đây, với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, những bế tắc về GPMB và vốn cho dự án đã được khai thông. Chính vì vậy, VEC đã có cơ hội để phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào 30/6/2012. Trước mắt việc thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác đoạn từ Cầu Giẽ – QL21 ngày hôm nay sẽ giảm bớt được ùn tắc giao thông trên tuyến huyết mạch QL1A và góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương có tuyến đường đi qua nói riêng và khu vực phía Bắc, cũng như cả nước nói chung”- ông Sanh khẳng định.

Ông Mai Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho rằng, việc thông xe kỹ thuật đoạn Cầu Giẽ – QL21 Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là thành quả của một quá trình lao động, xây dựng trong nhiều năm của chủ đầu tư, các nhà thầu và chính quyền các địa phương. “Hà Nam rất vinh dự và tự hào khi có một dự án đường bộ cao tốc đi qua trên địa bàn, đặc biệt hơn nữa bởi đây là đoạn cao tốc đầu tiên của khu vực phía Bắc được thông xe và đưa vào khai thác. Việc đoạn tuyến này đưa vào khai thác là động lực lớn để Hà Nam và các địa phương có tuyến đường đi qua phát triển kinh tế- xã hội”- ông Dũng khẳng định.

Phát biểu tại buổi lễ thông xe, Bộ trưởng Đinh La Thăng đặc biệt biểu dương và ghi nhận những nỗ lực vượt khó của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên chủ đầu tư VEC và các nhà thầu trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để thực hiện dự án. Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, quá trình triển khai tuyến đường cũng gặp phải nhiều vướng mắc, nhưng VEC và các nhà thầu đã thông xe được 23km đầu tiên của dự án. Việc đưa đoạn đường này vào khai thác là hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh giao thương phát triển kinh tế- xã hội giữa các địa phương, đồng thời còn góp phần đắc lực giảm ách tắc và tai nạn giao thông trên tuyến QL1A.

dai bieu Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ Thông xe đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình

Các vị đại biểu tham dự

dai bieu2 Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Lễ Thông xe đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình

Đúng 10h, tại trạm thu phí Liêm Tuyền (tỉnh Hà Nam), đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - QL21 đã chính thức được cắt băng thông xe kỹ thuật và đưa vào sử dụng

Bộ trưởng nhấn mạnh, đột phá phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt là xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam là nhiệm vụ đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra và là ưu tiên hàng đầu. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành GTVT là rất nặng nề, chính vì vậy, Bộ GTVT và VEC phải rất nỗ lực để thực hiện đầu tư, kêu gọi vốn đồng thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơ chế chính sách, GPMB, vốn,… để xây dựng hạ tầng giao thông nói chung và các tuyến cao tốc nói riêng. Từ nay đến năm 2020, ngành GTVT phấn đấu hoàn thành khoảng 2.000 km đường cao tốc.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu VEC và các nhà thầu phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nốt đoạn từ QL21 đến Ninh Bình trong tháng 6/2012, đồng thời đẩy mạnh thi công và hoàn thành đúng tiến độ các dự án đường cao tốc như: Hà Nội – Lào Cai, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và tích cực chuẩn bị, huy động vốn để đầu tư các dự án khác, xứng đáng là đơn vị nòng cốt trong phát triển đường cao tốc tại Việt Nam. Sau buổi lễ thông xe này, VEC phải tiếp tục hoàn thiện dự án và tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực hiện đoạn tuyến đầu tiên của Dự án Cầu Giẽ – Ninh Bình để triển khai đoạn tuyến còn lại, đồng thời tổ chức tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông và khai thác hiệu quả tuyến đường đã được thông xe ngày hôm nay.

Đức Thắng – Văn Thanh (Theo GTVT)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phân tích nguyên nhân lạm phát tăng cao

0 nhận xét

Trong 2 ngày 25-26/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên họp thường kỳ tháng Chín, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng của năm 2011, việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới.

Một trong những nội dung quan trọng được các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá là về nguyên nhân tình trạng lạm phát của Việt Nam tăng cao, đồng thời đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.

    Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Nghị quyết đã đi vào cuộc sống

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng qua, các thành viên Chính phủ nhận định nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam có xu hướng dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và là tháng thứ 2 liên tiếp đạt dưới 1%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra, an sinh xã hội được chú trọng…

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,76%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ; nông nghiệp tăng 4,1%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 15,5%; xuất khẩu đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4%; vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%; có 675 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 8,23 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1,1 triệu người…

Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng 0,82% so với tháng trước, thể hiện việc thực hiện nghiêm túc Kết luận 02-KL/TW ngày 16/3 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2 của Chính phủ.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, thực hiện Nghị quyết 11, thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm đầu tư, trên 900.000 hộ của thành phố đã tham gia tiết kiệm 295 nghìn kWh điện, do vậy không phải cắt điện giờ cao điểm và đảm bảo đủ điện cho sản xuất, 64.000 hộ có phòng trọ không tăng giá…, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả chủ trương.

“Bà con nông dân rất phấn khởi, bởi trong khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn lực lớn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, do vậy tốc độ tăng trưởng 9 tháng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%,” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nói.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, tỷ lệ nhập siêu tăng cao so với các tháng gần đây (tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước), các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc huy động tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, giá cả đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức khá cao, ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi trong việc tái đàn và mở rộng chăn nuôi…

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tình hình khó khăn nổi lên trong quý 4 là nhu cầu nhập khẩu lớn, cân đối ngoại tệ, nhất là huy động và cho vay lớn sẽ tạo áp lực về thu đổi ngoại tệ và giá, ảnh hưởng thiên tai, áp lực lạm phát tăng cao…

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, bảo đảm hỗ trợ về vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu nhất trong sản xuất kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn điện, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục rà soát để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong mọi khâu lưu thông…

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề nghị tăng cường kỷ luật hành chính trong điều hành, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ để tăng giá hàng hóa.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi bị tác động của Nghị quyết 11, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng do đình hoãn, dẫn đến công nợ tăng và tiếp tục triển khai một số công trình dở dang đang thiếu vốn.

“Chính phủ xem xét hỗ trợ các tỉnh củng cố bờ bao và sơ tán dân khỏi vùng lũ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chuẩn bị giống cây vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời mua 1 triệu liều vắcxin phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh…,” Bộ tr ưởng Cao Đức Phát đề xuất.

Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài

Thảo luận về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, các thành viên Chính phủ cho rằng các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn…

Nhiều tập đoàn và tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc giữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như khai thác và cung cấp than cho cả nước, cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội, cung ứng xăng dầu phục vụ tiêu dùng, thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo…

Đặc biệt là các tập đoàn, Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa có quy định cơ quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý… Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp chồng chéo.

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bất động sản…, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.

Các thành viên Chính phủ kiến nghị, cần khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước…; kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài, rút vốn khỏi ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.

Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định trong quý 4 này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xử lý dứt điểm tình trạng thua lỗ kéo dài tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Chính phủ tập trung xử lý những tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với cổ phần hóa, xây dựng phương án xử lý nợ, đồng thời xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài.

Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá qua hơn 6 tháng thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhìn chung kinh tế-xã hội đất nước đạt được kết quả bước đầu, cần tiếp tục được phát huy.

Nổi bật là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm dần, thu chi ngân sách đạt kết quả tốt (giảm bội chi xuống 4,9%), xuất khẩu tăng, nhờ đó giảm nhập siêu. Thặng dư cán cân thanh toán tổng thể, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, kiểm soát tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất còn cao nhưng có xu hướng giảm dần theo lạm phát, đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội chỉ bằng 35% GDP, trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công và nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng trưởng khá…

An sinh xã hội trong điều kiện khó khăn vẫn được đảm bảo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%, y tế giáo dục được tập trung đầu tư, gần 2 triệu sinh viên nghèo được vay vốn đi học…

Nêu rõ những khó khăn, thách thức rất lớn không thể chủ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu kiên định trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý (khoảng 6%).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng cổ phần cho vay bất động sản, đồng thời có biện pháp kéo lãi suất giảm dần phù hợp với lạm phát và kiểm soát chặt tỷ giá, không để xảy ra biến động lớn; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát và nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn cho các dự án cấp bách sắp hoàn thành, nhất là các dự án phát triển nguồn điện; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán và tập trung chỉ đạo phòng chống thiên tai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tổ chức các tổ đội đánh cá hiệu quả, phối hợp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và thị tr ường vàng, đảm bảo an toàn giao thông…

Đề cập về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, xây dựng Đề án đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tập trung vào sắp xếp tái cơ cấu của từng tập đoàn và tổng công ty, song song với việc đưa ra mô hình đổi mới cơ chế quản lý, cần quy định rõ trách nhiệm chủ sở hữu (kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật và công tác cán bộ).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn rút vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính, dẹp bỏ các công ty tài chính thuộc Tập đoàn và đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp…

Đề nghị các bộ, ngành chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam; yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra./.

Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →