Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Cán bộ, đảng viên gương mẫu, lòng dân mới yên

0 nhận xét

Chiều 28/9, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội), đề cập tới việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cán bộ, đảng viên gương mẫu thì lòng dân sẽ yên.

Tổng Bí thư khẳng định cần gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực hàng ngày, cần chấm dứt những việc làm hình thức, lãng phí.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến của cử tri.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến của cử tri.

Bên cạnh đó, công tác cán bộ có vai trò hết sức quan trọng, Tổng Bí thư cho biết Ban chấp hành Trung ương sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề bàn về vấn đề này, nhằm có cơ chế hữu hiệu nhất cả về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ cho trước mắt và cho lâu dài.

Ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong rằng cử tri sẽ đóng góp nhiều hơn nữa những ý kiến, kiến nghị xác đáng với Quốc hội; chất lượng công tác tiếp xúc cử tri sẽ tiếp tục được nâng cao hơn, đúng tầm hơn.

Tổng Bí thư chia sẻ các ý kiến của cử tri, tập trung phán ánh, kiến nghị về nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quản lý đô thị; quản lý sử dụng đất đai; cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; công tác điều hành, ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác cán bộ…

Tổng Bí thư nêu rõ, là kỳ họp cuối năm nên kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII sẽ bàn thảo, quyết định nhiều nội dung quan trọng, như tiến hành giám sát chuyên đề về quản lý các khu công nghiệp, bàn về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và giai đoạn 5 năm tới, về các quyết sách trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lạm phát, giá cả tăng cao như hiện nay, thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, xem xét các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao…

Tổng Bí thư hoàn toàn nhất trí, cần cải tiến hơn nữa công tác tiếp xúc cử tri, mở rộng thành phần tham gia để cử tri đóng góp nhiều hơn nữa các ý kiến có chất lượng với Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao của Quốc hội .

Trước sự quan tâm của cử tri về tình hình giáo dục hiện nay, Tổng Bí thư khẳng định chủ trương đổi mới toàn diện, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể đối với giáo viên, đầu tư trang bị cơ sở vật chất…, bảo đảm đầu ra của giáo dục, đó là đào tạo ra những nhân tài, những người chủ tương lai của đất nước.

Cũng tại hội nghị tiếp xúc cử tri trên, cử tri quận Ba Đình đã được nghe giới thiệu chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII; nghe trả lời các ý kiến, kiến nghị mà cử tri nêu trong cuộc tiếp xúc cử tri lần trước; đồng thời nêu nhiều ý kiến, kiến nghị với Quốc hội.

Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phân tích nguyên nhân lạm phát tăng cao

0 nhận xét

Trong 2 ngày 25-26/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên họp thường kỳ tháng Chín, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng của năm 2011, việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới.

Một trong những nội dung quan trọng được các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá là về nguyên nhân tình trạng lạm phát của Việt Nam tăng cao, đồng thời đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.

    Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Nghị quyết đã đi vào cuộc sống

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng qua, các thành viên Chính phủ nhận định nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam có xu hướng dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và là tháng thứ 2 liên tiếp đạt dưới 1%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra, an sinh xã hội được chú trọng…

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,76%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ; nông nghiệp tăng 4,1%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 15,5%; xuất khẩu đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4%; vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%; có 675 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 8,23 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1,1 triệu người…

Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng 0,82% so với tháng trước, thể hiện việc thực hiện nghiêm túc Kết luận 02-KL/TW ngày 16/3 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2 của Chính phủ.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, thực hiện Nghị quyết 11, thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm đầu tư, trên 900.000 hộ của thành phố đã tham gia tiết kiệm 295 nghìn kWh điện, do vậy không phải cắt điện giờ cao điểm và đảm bảo đủ điện cho sản xuất, 64.000 hộ có phòng trọ không tăng giá…, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả chủ trương.

“Bà con nông dân rất phấn khởi, bởi trong khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn lực lớn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, do vậy tốc độ tăng trưởng 9 tháng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%,” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nói.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, tỷ lệ nhập siêu tăng cao so với các tháng gần đây (tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước), các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc huy động tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, giá cả đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức khá cao, ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi trong việc tái đàn và mở rộng chăn nuôi…

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tình hình khó khăn nổi lên trong quý 4 là nhu cầu nhập khẩu lớn, cân đối ngoại tệ, nhất là huy động và cho vay lớn sẽ tạo áp lực về thu đổi ngoại tệ và giá, ảnh hưởng thiên tai, áp lực lạm phát tăng cao…

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, bảo đảm hỗ trợ về vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu nhất trong sản xuất kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn điện, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục rà soát để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong mọi khâu lưu thông…

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề nghị tăng cường kỷ luật hành chính trong điều hành, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ để tăng giá hàng hóa.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi bị tác động của Nghị quyết 11, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng do đình hoãn, dẫn đến công nợ tăng và tiếp tục triển khai một số công trình dở dang đang thiếu vốn.

“Chính phủ xem xét hỗ trợ các tỉnh củng cố bờ bao và sơ tán dân khỏi vùng lũ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chuẩn bị giống cây vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời mua 1 triệu liều vắcxin phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh…,” Bộ tr ưởng Cao Đức Phát đề xuất.

Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài

Thảo luận về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, các thành viên Chính phủ cho rằng các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn…

Nhiều tập đoàn và tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc giữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như khai thác và cung cấp than cho cả nước, cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội, cung ứng xăng dầu phục vụ tiêu dùng, thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo…

Đặc biệt là các tập đoàn, Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa có quy định cơ quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý… Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp chồng chéo.

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bất động sản…, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.

Các thành viên Chính phủ kiến nghị, cần khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước…; kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài, rút vốn khỏi ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.

Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định trong quý 4 này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xử lý dứt điểm tình trạng thua lỗ kéo dài tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Chính phủ tập trung xử lý những tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với cổ phần hóa, xây dựng phương án xử lý nợ, đồng thời xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài.

Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá qua hơn 6 tháng thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhìn chung kinh tế-xã hội đất nước đạt được kết quả bước đầu, cần tiếp tục được phát huy.

Nổi bật là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm dần, thu chi ngân sách đạt kết quả tốt (giảm bội chi xuống 4,9%), xuất khẩu tăng, nhờ đó giảm nhập siêu. Thặng dư cán cân thanh toán tổng thể, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, kiểm soát tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất còn cao nhưng có xu hướng giảm dần theo lạm phát, đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội chỉ bằng 35% GDP, trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công và nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng trưởng khá…

An sinh xã hội trong điều kiện khó khăn vẫn được đảm bảo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%, y tế giáo dục được tập trung đầu tư, gần 2 triệu sinh viên nghèo được vay vốn đi học…

Nêu rõ những khó khăn, thách thức rất lớn không thể chủ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu kiên định trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý (khoảng 6%).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng cổ phần cho vay bất động sản, đồng thời có biện pháp kéo lãi suất giảm dần phù hợp với lạm phát và kiểm soát chặt tỷ giá, không để xảy ra biến động lớn; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát và nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn cho các dự án cấp bách sắp hoàn thành, nhất là các dự án phát triển nguồn điện; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán và tập trung chỉ đạo phòng chống thiên tai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tổ chức các tổ đội đánh cá hiệu quả, phối hợp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và thị tr ường vàng, đảm bảo an toàn giao thông…

Đề cập về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, xây dựng Đề án đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tập trung vào sắp xếp tái cơ cấu của từng tập đoàn và tổng công ty, song song với việc đưa ra mô hình đổi mới cơ chế quản lý, cần quy định rõ trách nhiệm chủ sở hữu (kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật và công tác cán bộ).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn rút vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính, dẹp bỏ các công ty tài chính thuộc Tập đoàn và đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp…

Đề nghị các bộ, ngành chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam; yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra./.

Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Máu các anh đã đổ trong “cuộc chiến” chống đua xe

0 nhận xét

Bộ phận điều tra tai nạn của Phòng CSGT đã phối hợp với cơ quan điều tra Công an quận 1 nắm lại toàn bộ vụ tai nạn liên quan đến Thượng sỹ Việt. Phòng CSGT đường bộ – đường sắt sẽ báo cáo toàn bộ vụ việc lên Ban Giám đốc Công an TP HCM đề xuất Bộ Công an công nhận liệt sĩ cho Thượng sỹ Việt.

    Đại tá Trần Kim Thẩm và đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành đến thăm hỏi Thượng sỹ Trần Võ Hoài Thanh.

Đại tá Trần Kim Thẩm và đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành đến thăm hỏi Thượng sỹ Trần Võ Hoài Thanh.

Ngày 13/8, Đại tá Trần Kim Thẩm – Phó Tổng biên tập Báo CAND cùng đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình Thượng sỹ Lương Khánh Việt (SN 1989), chiến sĩ thuộc Đội CSGT Bến Thành 10 triệu đồng, đã hy sinh khi tham gia phòng chống đua xe đêm 12/9.

Đoàn cũng đến Bệnh viện Chợ Rẫy thăm hỏi, hỗ trợ Thượng sỹ Trần Võ Hoài Thanh (chiến sĩ gặp nạn cùng Thượng sỹ Việt) trao tận tay 5 triệu đồng. Cũng trong ngày, nhiều đoàn thể đã đến viếng và chia buồn sâu sắc với gia đình Thượng sỹ Việt.

Trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng số 12A, ấp Chân Phúc Cẩm, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 không có gì gọi là đáng giá. Chiếc quan tài của Thượng sỹ Việt nằm gọn lỏn trong căn phòng khách chật chội. Di ảnh của Việt khói nhang quyện nghi ngút, nhiều đồng đội của Việt đã tụ về đây đốt cho anh nắm nhang cuối cùng trước khi Việt trở về lòng đất.

Lương Khánh Việt là con trai lớn trong nhà, cháu nội đích tôn của cả dòng họ. Cũng vì đau thương này mà trong một buổi sáng nhiều lần người nhà phải kêu bác sỹ đến cấp cứu bà Phạm Thị Thoan (50 tuổi, mẹ của Việt) ngất xỉu. Bình tĩnh nhất trong lúc này có lẽ chỉ còn ông Lương Văn Nghệ (chú thứ 4 của Việt).

Ông Nghệ cho biết, từ Hà Tĩnh khăn gói vào tá túc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Do là bộ đội nên ba của Việt bị thương và tinh thần không được ổn định, lúc nhớ lúc không. Mẹ Việt sức khỏe cũng yếu. Ban đầu bố Việt làm công ở Vũng Tàu, còn mẹ Việt chỉ làm những việc loanh quanh nhà. Năm 1993, lúc này Việt mới được 3-4 tuổi, em gái Việt vừa sinh, cả gia đình bỏ Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh kiếm kế sinh nhai. Mua được căn nhà nhỏ ở phường Long Thạnh Mỹ, hằng ngày bố Việt làm bảo vệ ở Trường Trung cấp Cảnh sát, mẹ Việt thì bán vé số dạo, nhưng cả hai anh em Việt đều được đến trường đàng hoàng.

Những năm sau này, do vết thương tái phát, nhiều lần ông Thế phải vào bệnh viện tâm thần chữa trị, bà Thoan xin vào làm nhân viên vệ sinh tại một trường cấp III trong quận. Những lần từ bệnh viện về, do mất sức nên ông Thế được chuyển công tác trông nom vườn cây kiểng tại trung tâm lái xe trong quận. Cả hai ông bà lương bổng bấp bênh, đồng tiền thu vào chẳng là bao.

Tuy gia đình khó khăn nhưng Việt vẫn theo học đến cùng. Tốt nghiệp Trung cấp CSND, Việt được phân công về làm việc tại Đội CSGT – Bến Thành. Do đặc thù của công việc nên mỗi tháng Việt chỉ về nhà một vài ngày, còn bao nhiêu thời gian Việt gắn liền với đội, bám mặt đường xử lý vi phạm giao thông, truy đuổi, truy quét đua xe trái phép. Mỗi lần lĩnh lương, Việt trích lại một phần, còn bao nhiêu gửi về cho cha mẹ lo cho em gái ăn học. Trung tá Nguyễn Ngọc Loan – Đội trưởng Đội CSGT Bến Thành, cho biết, Việt là chiến sĩ trẻ, hiền lành, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…

Cuộc chiến với các đối tượng đua xe trái phép trên địa bàn thành phố còn gian nan phức tạp. Đã nhiều chiến sĩ CSGT phải đổ máu để giữ những khoảng yên bình cho người dân trong đêm. Sự hy sinh của Việt đáng được biểu dương, trân trọng.

Trao đổi với Báo CAND, Thượng tá Trần Thanh Trà – Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Công an TP cho biết, sau khi Việt gặp nạn, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt đã đứng ra làm lễ tang cho đồng chí Việt. Cũng trong ngày 13/9, phía điều tra tai nạn của phòng đã phối hợp với cơ quan điều tra Công an quận 1 nắm lại toàn bộ vụ tai nạn liên quan đến Thượng sỹ Việt. Phòng CSGT đường bộ – đường sắt sẽ báo cáo toàn bộ vụ việc lên Ban Giám đốc Công an TP đề xuất Bộ Công an công nhận liệt sĩ cho Thượng sỹ Việt.

…Khi bài báo này đến tay bạn đọc cũng là lúc đồng đội của Việt đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Một chiến sĩ CSGT hy sinh, nhiều chiến sĩ vẫn còn phải đổ máu vì sự bình yên của thành phố

M.Đức

(Theo Cand)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Chiến sỹ trẻ Công an huyện Mù Cang Chải Đi dân nhớ, ở dân thương

0 nhận xét

Ở Công an huyện Mù Cang Chải, những chiến sỹ trẻ như Thượng sĩ Triệu Văn Điệp nằm vùng trên khắp các bản làng. Hàng ngày, hàng giờ, họ luôn cố gắng bổ sung kiến thức nghiệp vụ, trang bị vốn “ngoại ngữ” tiếng Mông, tiếng Thái để hiểu và gần gũi bà con. Và chính bà con dân tộc đã giúp các anh hoàn thành nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, TTATXH ở vùng núi cao này.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, giáp với tỉnh Sơn La, Lai Châu và Lào Cai. Con đường đến với mỗi bản làng miền sơn cước này thật khó khăn, vất vả. Mùa mưa, những ngọn núi có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào, những con suối cũng có thể bất ngờ dâng lũ lớn. Mùa nắng, những mảnh ruộng bậc thang trở nên khô khốc, làm bạc phếch ve áo anh chiến sỹ Công an. Bước chân người con của bản làng đi bảo vệ cuộc sống bình yên in dấu trên từng sườn dốc, bên bờ suối và trong cả những câu chuyện kể của vị già làng cho bọn trẻ người Mông, người Thái.

Cán bộ Công an huyện Mù Cang Chải đang tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.

Cán bộ Công an huyện Mù Cang Chải đang tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.

Chuyện cóp nhặt dọc đường vào bản

Từ trung tâm xã Nậm Khắt vào bản Sua Lông, con đường chỉ phẳng phiu được một đoạn rồi “dở chứng” “long sòng sọc” vì sỏi đá và đèo dốc. Chiếc xe của Thượng sỹ Triệu Văn Điệp cùng mấy bà con địa phương cài số 1, 2 suốt dọc đường đi. Người ngồi sau xe phải bám chặt vào tay cầm sau xe máy để khỏi bị lao về phía trước khi xuống dốc. Thỉnh thoảng chúng tôi phải xuống xe xắn quần lội qua con suối chắn ngang trước mặt. Chiến sỹ Điệp và bà con dân bản cũng nổ máy dắt xe qua suối. Rồi những chiếc xe lại gằn máy leo lên đèo cao. Để đến được nhà một người dân trong bản, chúng tôi để xe máy nơi lưng chừng núi, tiếp tục đi bộ. Sau mỗi bước chân của anh Công an cắm bản, một kỷ niệm phá án nơi rừng sâu lại ùa về qua những câu chuyện kể.

Điệp kể, xã Nậm Khắt còn nhiều đối tượng nghiện ma túy. Tính đến thời điểm này, xã vẫn còn hơn 60 trường hợp nghiện. Bởi vậy mà Công an huyện cùng Công an xã phải chiến đấu chống cái “chết trắng” hàng ngày, hàng giờ. Đối tượng buôn bán từ bên Sơn La sang thường rất manh động, chúng sẵn sàng chống trả để chạy thoát thân nếu bị phát hiện.

20h ngày 30/11/2010, trời mưa lạnh, khắp bản làng đã bao trùm bóng tối. Phát hiện đối tượng Toòng Văn Than, 45 tuổi, người ở bản Noong Pi, xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La vận chuyển trái phép chất ma túy, Điệp cùng mấy anh em Công an xã, dân quân tự vệ tổ chức vây bắt. Đối tượng liều lĩnh nhảy qua vực sâu chừng 12m, vượt suối, qua những thửa ruộng nối tiếp nhau hòng chạy thoát thân. Điệp lao theo. Anh em Công an xã hô to: “Điệp ơi, ruộng chằm đấy!” (ruộng chằm – ruộng sâu. Nếu chân đi giày lội vào ruộng sẽ không chạy được). Mặc kệ, Điệp vẫn nhảy xuống ruộng, tóm được đối tượng, vật nhau trên ruộng một lúc thì khống chế được hắn. Lúc này lực lượng hỗ trợ vừa tới giúp anh bắt giữ đối tượng Than.

Trong những câu chuyện mà Thượng sỹ Điệp kể lại, chúng tôi nhận thấy khi hoạt động ở địa bàn, để bắt giữ được đối tượng nguy hiểm, đi kèm với nghiệp vụ vững vàng thì người chiến sỹ Công an phải có sự gan dạ, dũng cảm. Điều đó đã giúp cho Điệp cùng đồng chí Giàng Gà Phùa, Trưởng Công an xã và Xã đội trưởng Thào Páo Sung bắt quả tang 3 đối tượng Giàng A Chà, Giàng A Dê, Thào A Rùa ở bản Lả Khắt buôn bán trái phép chất ma túy đúng lúc các đối tượng đang giao hàng. 3 cán bộ cùng lúc bắt 3 đối tượng liên quan đến ma túy một cách an toàn – có lẽ đó là vụ phá án ma túy hiếm hoi khi số đối tượng bằng con số của lực lượng bắt giữ.

Điệp tâm sự, để có được những chiến công đó, yếu tố vô cùng quan trọng là gây dựng được sự tin tưởng cho dân bản và cán bộ cơ sở. Từ đó, nhân dân sẽ cung cấp thông tin, hỗ trợ lực lượng Công an trong công tác giữ gìn ANTT. Mỗi nhà trưởng bản đều bố trí một hòm thư tố giác tội phạm. Từ hòm thư đó, thông tin về tội phạm, góp ý về cách đảm bảo an ninh được chuyển tới lực lượng Công an mà người tiếp cận đầu tiên chính là anh Công an phụ trách xã. Ở Công an huyện Mù Cang Chải, những chiến sỹ trẻ như Điệp nằm vùng trên khắp các bản làng đã tạo được niềm tin đối với nhân dân và cán bộ cơ sở từ cách ứng xử gần gũi, dễ mến.

Học tiếng dân tộc để hiểu dân bản, làm tốt nhiệm vụ

Nhận công tác tại Đội phụ trách xã, Công an huyện Mù Cang Chải đã được gần 4 năm, lần lượt phụ trách địa bàn 3 xã Cao Phạ, Lao Chải và giờ là xã Chế Cu Nha, hầu như mọi ngả đường, con suối… của xã Chế Cu Nha, Thượng sỹ Hoàng Ngọc Du đều đã đặt chân đến. Cả xã Chế Cu Nha chỉ khoảng hơn 400 hộ, mỗi ngôi nhà có khi cách nhau đến cả một quả đồi, đường đi lại chủ yếu là đèo dốc lại thường xuyên bị sạt lở, đứt gẫy đòi hỏi những cán bộ phụ trách xã phải là những tay lái… lụa.

Đường vào bản Sua Lông, xã Nậm Khắt phải lội bộ qua nhiều con suối, đoạn đường dốc cao.

Đường vào bản Sua Lông, xã Nậm Khắt phải lội bộ qua nhiều con suối, đoạn đường dốc cao.

Trên quãng đường đi vào nhà chị Hờ Thị Dê, ở bản Thào Chua Chải, ngồi sau tay lái của Thượng sỹ Du mà tôi liên tục dựng tóc gáy. Quãng đường từ trung tâm xã đến nhà chị Dê tuy không quá dài nhưng liên tục lên dốc và xuống dốc hết sức nguy hiểm. Ở những đoạn lên dốc, do đường đi bị nứt nẻ và chia cắt nên hầu như suốt quãng đường, chiếc xe máy đều phải cài số 1. Còn đoạn đường nào có bằng phẳng thì một bên là núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Nếu không chắc tay lái dễ “hạ cánh” xuống vực lúc nào không hay biết. Thượng sỹ Du trấn an tôi: “Em đã quen như là đường đi… chợ rồi chị ạ! Có khi cho em về xuôi, đi đường bằng phẳng lại khó đi”.

Còn Thượng uý Sùng A Sang, cán bộ Đội An ninh thì lại có một cách trấn an tôi khá đặc biệt: “Em yên tâm ngồi sau tay lái bọn anh. Đường vào xã Chế Tạo khó khăn nhất huyện mà anh còn đèo một cán bộ người nước ngoài vào nghiên cứu về địa chất được cả một ngày đường an toàn cơ mà”.

Địa bàn xã Chế Cu Nha có nhiều điểm dễ sạt lở, đường đi lại khó khăn nên trong những tháng mưa rào, Thượng sỹ Hoàng Ngọc Du không thể trở về đơn vị mà ở lại với các gia đình trong bản.

Thượng sỹ Du cho chúng tôi biết, địa phương còn khó khăn nên chưa có nhà công vụ, mỗi lần vào bản Du đều phải ở nhờ nhà người dân. Một điều thú vị là gia đình người Mông nào cũng có một chiếc giường riêng dành cho khách. Nên mỗi khi phải ở lại trong bản, Du đều yên tâm ngủ lại. Trên đoạn đường vào nhà chị Hờ Thị Dê, đi đến đâu gặp bà con dân bản, Thượng uý Sang và Thượng sỹ Du đều được người dân nhận ra và mỉm cười chào.

Đã gần 12h nên chúng tôi quyết định dừng chân tại gia đình anh Sùng A Sàng. Vừa thấy chúng tôi bước chân qua ngưỡng cửa, anh Sàng bắt tay và hỏi han công việc khá thân thiết. Anh cũng không quên mời chúng tôi ở lại ăn chung với gia đình nồi ngô luộc đang sôi sùng sục trên bếp. Trong ánh lửa bập bùng, lũ trẻ vô tư nô đùa, người lớn chúng tôi ngồi quanh bếp lửa nhấm nháp từng bắp ngô nếp ấm tình quân dân.

Tuy là người dân tộc Tày, thạo tiếng Kinh, tiếng Tày nhưng Du cũng đã trang bị thêm cho mình cả tiếng Mông bằng cách tự học. “Không hiểu ngôn ngữ của đồng bào là cả một khoảng cách. Có biết tiếng của bà con mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con”. Đặc biệt, phải hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mông thì mới có thể làm việc được.

“Trước đây, vào ngày lễ, Tết, đồng bào dân tộc người Mông hay có phong tục treo cành cây xanh tại cổng – ám chỉ việc không tiếp khách. Nếu không hiểu mà tự ý vào thì sẽ gặp phải phản ứng khá gay gắt của đồng bào”, Thượng uý Hoàng Ngọc Du kể.

Quê ở huyện Văn Chấn, Yên Bái, cách Mù Cang Chải khoảng 150km nhưng mấy tháng Thượng sỹ Hoàng Ngọc Du mới về thăm nhà. Mặc dù chỉ còn khoảng hơn 2 tháng nữa, Thượng sỹ Du sẽ tổ chức đám cưới nhưng gần 2 tháng rồi, Du không gặp người yêu. “Nhưng cô ấy yêu và thương em lắm. Giờ có ĐTDĐ nên ngày nào chúng em cũng điện thoại cho nhau”, Du tâm sự. Còn Thượng sỹ Điệp khi kể chuyện bắt tội phạm quyết liệt là thế, vậy mà nói đến bạn gái, mặt cứ đỏ lên: “Em ở trong bản suốt, làm gì có ai yêu…”.

Thiếu tá Sùng A Làng, Đội trưởng Đội Công an phụ trách xã, Công an huyện Mù Cang Chải tâm sự: “Anh em Công an phụ trách xã vất vả lắm. Cả đội có 20 người (bao gồm 1 đội trưởng, 1 đội phó). Đội ngũ cắm bản chủ yếu là anh em trẻ từ xuôi lên, bất đồng ngôn ngữ với bà con dân bản. Đường sá thì xa xôi. Những năm gần đây đường giao thông đi lại đã khá hơn trước rất nhiều. Nhưng vẫn còn địa bàn đặc biệt vất vả đường vào như xã Chế Tạo. Để qua quãng đường 35km từ huyện vào xã, ôtô phải đi 3 tiếng đồng hồ. Trời mưa, dân bản và cán bộ Công an chỉ đi bộ được thôi. Đường đất trơn trượt, lại sợ lở núi nữa chứ. Vào được bản rồi, công tác vận động nhân dân hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vẫn gặp phải khó khăn do trình độ dân trí chưa cao. Thậm chí, ngay cả cán bộ xã cũng hiểu sai rằng đảm bảo an ninh trật tự là nhiệm vụ của riêng Công an. Bởi vậy, chiến sỹ cắm bản phải học tiếng dân tộc, phải ở cùng dân, hiểu dân, dành tâm huyết cho công việc mới giữ vững được an ninh trật tự ở địa bàn”.

Thượng tá Nguyễn Minh Đạt, Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải cho biết: “Công an phụ trách xã là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với nhân dân nên chúng tôi luôn chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc. Ngoài việc chấp hành nghiêm điều lệnh, cũng như các lực lượng khác, Công an phụ trách xã phải có thái độ ứng xử đúng mực, không biểu hiện thái độ hách dịch đối với nhân dân, làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn, đảm bảo ANTT an toàn xã hội. Thời gian qua, khi cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” được phát động, lãnh đạo Công an huyện cũng xác định đây là nhiệm vụ mà CBCS phải nghiêm túc và tự giác thực hiện”.

Trên đường ra trung tâm huyện, dưới con suối bên đường chúng tôi qua, cả người lớn, trẻ em cùng đùa vui, vô tư tắm trong làn nước mát lạnh chảy từ lòng núi, tiếng cười giòn tan hòa vào cây cỏ, núi rừng. Trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy, thấp thoáng có hình ảnh của người chiến sỹ Công an mang sắc phục xanh băng đèo lội suối làm nhiệm vụ. Hàng ngày, hàng giờ, họ vẫn luôn cố gắng bổ sung kiến thức nghiệp vụ, trang bị vốn “ngoại ngữ” tiếng Mông, tiếng Thái để hiểu và gần gũi bà con. Và chính bà con dân tộc sẽ giúp các anh hoàn thành nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng núi cao Mù Cang Chải

Việt Hà – Nguyễn Hương


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Công an xã bị thương vẫn kiên quyết truy bắt đối tượng

0 nhận xét

Trong chuyến công tác tại tỉnh Phú Thọ, tôi có dịp tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Xuân Thiệu, Công an viên xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng, người đã có 18 năm làm Công an viên xã Tiêu Sơn. Trong quá trình công tác, đồng chí Thiệu đã lập nhiều thành tích trong công tác đấu tranh chống tội phạm ở cơ sở.

Tiếp xúc với chúng tôi, đồng chí Thiệu lại rất khiêm tốn. Anh bảo những việc mình làm được chẳng đáng gì so với thành tích chung của tập thể Công an xã. “Ở một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn như Tiêu Sơn thì chuyện mất trộm con gà, con chó hay lớn hơn nữa là mất trộm xe đạp, xe máy thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Tôi là Công an viên đươc giao phụ trách tình hình an ninh trật tự ở thôn 8 của xã nên có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với nhân dân. Gần dân và được dân quý, dân yêu thì dân mới cung cấp cho mình các thông tin liên quan đến tội phạm. Đối với các trường hợp có hành vi vi phạm ở mức “con cá, lá rau” mà xảy ra cãi cọ, chửi bới, tôi chủ động đến nhà nhắc nhở. Đối với các trường hợp có hành vi gây gổ, đánh nhau, tôi ngăn chặn và răn đe để không tái phạm. Đối với các trường hợp hung hãn, không nghe lời, tôi báo cáo ngay với đồng chí Trưởng Công an xã để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra hậu quả xấu”, đồng chí Thiệu tâm sự.

Đại diện Báo CAND, Công an tỉnh Phú Thọ và Công an huyện Đoan Hùng thăm gia đình đồng chí Nguyễn Xuân Thiệu.

Đại diện Báo CAND, Công an tỉnh Phú Thọ và Công an huyện Đoan Hùng thăm gia đình đồng chí Nguyễn Xuân Thiệu.

Nhận xét về cán bộ của mình, Chủ tịch UBND xã Tiêu Sơn Nguyễn Văn Giang cho biết, từ những việc làm tưởng như rất bình thường của đồng chí Thiệu, nhưng đối với người dân ở xã Tiêu Sơn thì lại rất có hiệu quả. Bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống liên quan đến an ninh trật tự nông thôn, đồng chí Thiệu đã giúp cho nhiều gia đình tránh xa các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, ngăn chặn các mâu thuẫn không đáng có giữa người dân trong làng, ngoài xóm, góp phần tích cực vào việc giữ bình yên địa bàn.

Dẫu được rất nhiều người dân trong xã yêu mến, tin tưởng, nhưng không phải lúc nào công việc của đồng chí Thiệu cũng thuận lợi. Mới đây, Ban Công an xã Tiêu Sơn giao nhiệm vụ cho đồng chí Thiệu cùng ba đồng chí Công an viên đến nhà Nguyễn Văn Vụ, SN 1961, trú tại thôn 8, xã Tiêu Sơn yêu cầu Vụ đến trụ sở UBND xã Tiêu Sơn để làm rõ vụ trộm cắp tài sản mà đối tượng vừa gây ra tại địa phương. Khi đồng chí Thiệu và đồng đội đến nhà yêu cầu Vụ ra trụ sở xã, Vụ không những không chấp hành mà còn có lời lẽ xúc phạm đồng chí Thiệu và đồng đội của anh. Hung hãn hơn, Vụ còn dùng cuốc chim bổ thẳng vào đầu và tay đồng chí Thiệu. Mặc dù đồng chí Thiệu đã né tránh nhưng vẫn bị chấn thương sọ não và gãy tay trái.

Với tinh thần cương quyết tấn công tội phạm, dù bị thương nhưng đồng chí Thiệu vẫn phối hợp với đồng đội kịp thời truy bắt đối tượng Vụ, áp giải về trụ sở để làm rõ hành vi vi phạm. Trước đó, đồng chí Thiệu cũng đã nhiều lần tham gia truy bắt đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương. Hành động dũng cảm của đồng chí Thiệu đã được Công an tỉnh Phú Thọ, Công an huyện Đoan Hùng và chính quyền địa phương biểu dương, khen ngợi. Hiện nay, đồng chí Thiệu đã được chứng nhận là thương binh hạng 4/4.

Đại tá Nguyễn Chi Lăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, từ năm 1974 đến nay, gia đình đồng chí Nguyễn Xuân Thiệu vẫn sống trong ngôi nhà bằng tranh tre đã quá cũ nát. Do điều kiện kinh tế gia đình còn eo hẹp nên đồng chí Thiệu và gia đình chưa thể nâng cấp ngôi nhà của mình được. Vợ đồng chí Thiệu là chị Nguyễn Thị Nụ bị đau thần kinh mãn tính, chỉ có thể làm việc vặt trong gia đình. Vợ chồng đồng chí Thiệu có hai người con là cháu Nguyễn Xuân Phước và Nguyễn Xuân Sơn, cả hai cháu vừa tốt nghiệp phổ thông và cũng chưa kiếm được việc làm, cuộc sống vẫn phụ thuộc vào bố mẹ. Với khoản thu nhập ít ỏi từ đồng ruộng, gia đình đồng chí Thiệu đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Góp phần động viên tinh thần dũng cảm của đồng chí Thiệu trong công tác đấu tranh trấn áp tội phạm, động viên một người có nhiều năm công tác trong Công an xã nhưng gia cảnh đang gặp nhiều khó khăn, Báo CAND hỗ trợ một phần kinh phí để gia đình đồng chí Thiệu có thêm điều kiện xây ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà tranh tre cũ nát từ năm 1974 đến nay

Nguyễn Hưng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thứ trưởng Trần Đại Quang thăm và tặng quà cán bộ thương, bệnh binh

0 nhận xét

Nhân kỷ kiệm 64 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27-7-1947 / 27-7-2011), Trung tướng Trần Đại Quang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an đã đi thăm, tặng quà CBCS công an bị thương trong khi làm nhiệm vụ và các bệnh binh đang điều trị tại bệnh viện 198 – Bộ Công an.
Cùng đi có Thiếu tướng Lê Ngọc Nam – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, đại diện các vụ, cục – Bộ Công an, Đại tá Đào Lê Bình – Tổng Biên tập Báo ANTĐ.
Thứ trưởng Trần Đại Quang
Thứ trưởng Trần Đại Quang tặng quà cho thương binh công an tại bệnh viện 19/8
Tại phòng điều trị cho CBCS công an bị thương trong khi làm nhiệm vụ, đồng chí Thứ trưởng đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, động viên cán bộ chiến sĩ yên tâm điều trị dưỡng bệnh để sớm bình phục, trở về đơn vị công tác. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng – Công an tỉnh Kon Tum, cùng tất cả thương, bệnh binh đã không giấu nổi xúc động trước những tình cảm mà đồng chí Thứ trưởng Trần Đại Quang dành cho anh em. Động viên CBCS khắc phục những khó khăn, Thứ trưởng Trần Đại Quang khẳng định sẽ xem xét và chỉ đạo công an địa phương trong quá trình giải quyết các thủ tục phải đảm bảo đúng chế độ chính sách, không để CBCS bị thiệt thòi. Đồng thời, lãnh đạo công an cơ sở phải tạo điều kiện thuận lợi để đền đáp những cống hiến, đóng góp trong quá trình công tác chiến đấu của các đồng chí thương, bệnh binh.
Trung tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh, hiện nay tình hình tội phạm hoạt động rất liều lĩnh manh động, do đó lực lượng công an cần phải rút kinh nghiệm từ chính những vụ án, vụ việc xảy ra. Trên cơ sở đó, khi tổ chức vây bắt tội phạm phải xây dựng, triển khai nhiều phương án tối ưu nhất nhằm hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Phạm Quỳnh – Ngọc Tuấn

(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Thăm gia đình các chiến sỹ Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh trong khi vây bắt tội phạm ma túy

0 nhận xét

Ngày 30/5, Đoàn công tác Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm do Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến tỉnh Hòa Bình thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh, Đại đội phó Đại đội Cảnh sát cơ động hy sinh trong khi vây bắt đối tượng vận chuyển ma túy.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba thăm hỏi, động viên gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã trao tặng số tiền do cán bộ, chiến sỹ Tổng cục quyên góp, giúp đỡ gia đình và mong muốn gia đình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng ngày, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Thượng sỹ Hoàng Minh Thành, chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp bị thương trong cuộc truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy tại địa bàn huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã khen ngợi tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của Công an tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng chí Thành nói riêng.

Cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã đến thăm, tặng quà Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đại đội Cảnh sát cơ động – Công an tỉnh Hòa Bình; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân nêu trên, yêu cầu nhân rộng điển hình, học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; học tập tấm gương các chiến sỹ Công an hy sinh, bị thương nêu trên…

Hiếu Hiền


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →

Cảm nhận từ sự giao thoa giữa 2 thế hệ cứu nạn

0 nhận xét

cứu nạn

Trong buổi chiều trao thưởng cho những cán bộ, chiến sĩ Đội cứu hộ cứu nạn tàu Dìn Ký, chúng tôi thấy những cán bộ, chiến sĩ lên nhận thưởng, xen kẽ với những người tóc ngả hoa râm là những chiến sĩ vừa mới vào nghề. Họ khác biệt nhau nhiều về tuổi tác, về tầm vóc, về kinh nghiệm nhưng dường như trong cái nghề lúc nào cũng muốn “thất nghiệp” này chúng tôi thấy trong họ đều toát ra một chữ, đó là chữ “Tâm” của những người cứu hộ.

Những ngày đeo bám vụ tàu Dìn Ký chìm, trời nắng như thiêu đốt, dưới sông nước chảy cuồn cuộn, ngứa ngáy, hình ảnh mà chúng tôi cảm nhận được là sự giao thoa giữa hai thế hệ cứu nạn để làm nên những chiến công mà không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm chực chờ dưới đáy sông, dò tìm từng khu vực dù là nhỏ nhất để tìm ra nạn nhân nhưng những động tác này những người dân chứng kiến ở trên bờ cho là rề rà, chậm chạp, nhưng nếu một lần ngồi bên họ nghe bàn bạc triển khai kế hoạch tìm kiếm nạn nhân ắt hẳn người chứng kiến phải thốt ra lời… xin lỗi.

Thay những bộ đồ lặn, bình ôxy là những bộ trang phục chỉnh chu, tươm tất, quân hàm, quân hiệu nhìn các chiến sĩ cứu hộ như những người khác lạ hoàn toàn. Chỉ cách đây vài ngày, những con người này đã lặn ngụp dưới dòng nước sông Sài Gòn chảy xiết sâu hơn 20m để rà tìm con tàu Dìn Ký và đưa lên bờ 15 người gặp nạn. Trong buổi nhận bằng khen, một số cán bộ, chiến sĩ tham gia trong những ngày cứu hộ tàu Dìn Ký không có mặt. Hỏi ra mới biết, chưa kịp phơi bộ đồ lặn cho khô, những cán bộ, chiến sĩ này lại tiếp tục lên đường nhận công tác, số người tham dự buổi lễ có người đã chuẩn bị hành trang sẵn để khi vừa kết thúc buổi lễ là họ khăn gói lên đường công tác ở các tỉnh bạn.

Nhắc lại vụ Dìn Ký là nhắc đến nỗi đau mà có lẽ trong cuộc đời cứu hộ đây là lần đầu tiên họ rơi nước mắt nhiều đến vậy. Nhắc lại quá trình cứu hộ, Thượng tá Đặng Tiến Dũng – Trưởng phòng Cứu nạn cứu hộ thuật lại: Khó khăn, vất vả, nguy hiểm đang rình rập dưới dòng nước lạnh buốt sau cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ nhưng nhìn người thân của các nạn nhân trên bờ gào thét, đau xót nên ý chí của những người lính cứu nạn, cứu hộ quyết tâm đưa cho bằng được những thi thể nạn nhân bị mắc kẹt dưới khoang tàu lên bờ.

Thượng tá Dũng kể lại: Lục bình giăng kín mặt sông, vị trí tàu thì không xác định được, các chiến sĩ lạnh run trong làn nước vì cơn mưa vẫn còn rỉ rả. Quần thảo trên đoạn sông hơn 1.000m phía Bình Dương và bên bờ Hóc Môn (TP HCM) nhưng dấu vết của con tàu gặp nạn mất dạng trong màn đêm đen kịt. Trên bờ, tiếng gào thét của người thân nạn nhân như ai oán. “Nghe thôi mà đau lòng lắm!”. 7 giờ trồi lên lặn xuống, cảm giác bất lực mệt mỏi và áp lực đè nặng lên vai các chiến sĩ.

cứu nạn

Trời tờ mờ sáng. Mặt sông Sài Gòn lục bình đã thưa dần và thoáng hơn. Kinh nghiệm hàng chục năm gắn bó với nghề, trong thời điểm mặt sông lặng im này thì việc xác định vị trí của tàu chìm sẽ dễ dàng hơn, ông Nguyễn Ngọc Tốt chỉ huy một tổ cứu hộ phát hiện trên mặt sông một số phao cứu, mảnh gỗ thuyền, áo phao nổi lên cùng với một vệt dầu loang. Lần theo dấu vết này, ông Tốt xác định vị trí tàu chìm cách khu du lịch Dìn Ký khoảng 150m.

Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khoanh vùng, hai đồng chí Nguyễn Chí Thành và Võ Minh Thiện đã tiến hành cột dây làm điểm mốc báo hiệu, xác định vị trí của tàu.

“Dòng nước chảy xiết nên dù phát hiện được vị trí con tàu nhưng việc tiếp cận gặp rất nhiều khó khăn. Đội hình được chia làm bốn tổ: tổ lặn vào trong con tàu, tổ ở vị trí ngoài tàu, tổ trung chuyển và một tổ tiếp nhận nạn nhân (đứng trên thuyền cứu hộ). Việc thao tác phải nhịp nhàng giữa các tổ vì chỉ cần một sai sót là coi như phải gánh lấy hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến tính mạng của các chiến sĩ” – ông Tốt chia sẻ.

Trên bờ nắng gay gắt, hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng ken chặt hai bên bờ sông. Nhiều người tỏ ra sốt ruột: “Tìm thấy tàu rồi sao không đưa lên cho rồi sao cứ thấy người nhái nhảy xuống trồi lên hoài! Thiệt chán”. Câu nói của người dân vô tình thốt lên làm chúng tôi cảm thấy quặn người lại.

Nhiều lần theo chân các anh đi cứu người gặp nạn, chúng tôi cũng hiểu những qui trình trong công tác tìm kiếm, xác định vị trí, nạn nhân. Chuyện tìm kiếm trên bờ đã khó nay phải mò mẫm dưới dòng nước sâu hơn 20m với bao nhiêu nguy hiểm chực chờ. Ngồi trên bờ thấy thời gian qua nhanh mà không thấy đưa nạn nhân lên bờ, ai cũng sốt ruột nhưng người dân không biết dưới nước, một cuộc chiến sinh tử thật sự đang diễn ra đối với các chiến sĩ mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Cũng lấy những hiểu biết bập bõm này giải thích cho người dân nghe và cũng được họ gật gù, ừ… à… hiểu chuyện, thông cảm!

… Cái khó của lực lượng là làm sao tiếp cận được tầng trệt nơi có nhiều nạn nhân gặp nạn nhất. Trong lúc khảo sát con tàu đã một lần dựng ngược dưới lòng sông khiến các chiến sĩ phải bơi “trồi” lên mặt nước, liệu con tàu còn dở chứng nào khác khi các tổ lặn bắt đầu tiếp cận! Con tàu đang nằm giữa sông Sài Gòn ở độ sâu hơn 20m, nghiêng bên trái, các cửa sổ đều đóng kín. Ở đầu và đuôi tàu, các vật dụng bàn ghế trên tàu lại chắn lối ra vào nên cán bộ, chiến sỹ không thể vào bên trong bằng hai lối này.

Cứu nạn

Trời càng về trưa càng nắng gắt, cuộc họp chớp nhoáng  trên ca nô và phương án là phá cửa sổ tàu để vào bên trong. Tầng hai con tàu được khai thông nhưng hàng giờ lặn mò trong khoang này không phát hiện được thi thể nào.

Giữa trưa, con nước chảy nhẹ, công tác tìm kiếm 16 nạn nhân được triển khai ngay. Tổ lặn đầu tiên của đợt lặn thứ hai do Trung tá Nguyễn Văn Công (Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ dưới nước) và Trung úy Huỳnh Văn Tuấn – (Phó Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ khác) xác định phải vào được tầng trệt của con tàu. Do các cửa sổ con tàu đóng kín nên phương án phá cửa sổ các khoang được chấp nhận. Trung tá Công, Trung uý Tuấn, Trung uý Thành, Thượng sỹ Thiện  nhanh chóng triển khai phá cửa sổ tàu.

Trung úy Huỳnh Văn Tuấn thuật lại: “Sau gần 15 phút, cánh cửa mới bung ra. Trong bóng tối nhóm lặn mò mẫm theo cảm giác và bị các vật dụng sinh hoạt như bàn ghế, quạt điện, chén, tủ… gây cản trở lối vào. Vừa tìm nạn nhân vừa chuyển đồ vật ra ngoài tạo lối thông thoáng. Khi tiếp cận được khoang tàu, một số chiến sĩ bị xây xát và chóng mặt bởi dòng nước xoáy”.

Trung úy Nguyễn Chí Thành xúc động, trong lúc mò mẫm dưới lớp bùn đất thì tổ lặn phát hiện xác chết đầu tiên và kéo tay nạn nhân để đưa ra khỏi mặt nước nhưng dường như có một thứ gì đó cố níu kéo lại. Sau khi tìm nguyên nhân, anh em trong tổ phát hiện thi thể một người lớn và một trẻ em trong tư thế ôm chặt lấy nhau. “Hình  ảnh hai mẹ con trong tư thế giữ chặt nhau đã in sâu vào tâm trí của những CBCS làm công tác lặn mò tìm nạn nhân. Chúng tôi không kìm được cảm xúc, lòng quặn thắt và phải cố lắm mới gỡ được hai mẹ con ra đưa vào bờ” – Trung úy Thành  xúc động.

13h các thi thể nạn nhân được xác định bị bùn vùi lấp lên trên gây khó khăn cho công tác mò, tìm nhưng với quyết tâm cao, sau 45 phút, 9 thi thể được đưa lên khỏi mặt nước. Tiếng khóc của gia đình nạn nhân bao trùm cả khúc sông Sài Gòn vốn dĩ vắng lặng này.

Bất ngờ, sợi dây neo con tàu gặp nạn bị bung do nước chảy quá xiết. 9 nạn nhân đã được đưa vào bờ, số nạn nhân còn lại vẫn còn trong khoang tàu, nước chảy mạnh như thế này, khả năng những nạn nhân còn lại sẽ bị trôi ra ngoài. Nhưng nếu lúc này cố đưa đội cứu hộ xuống đưa thi thể các nạn nhân lên rõ ràng là rất nguy hiểm. Công tác lặn mò thi thể dừng lại. Người đầu tiên xác định điểm cột dây vị trí vào khoang tàu nên Đội trưởng Nguyễn Văn Công tiếp tục lặn xuống con tàu cột lại dây điểm vào khoang. Con nước bắt đầu lặng, tổ cứu hộ gồm 5 đồng chí tiếp tục công tác đưa thi thể các nạn nhân lên. Hơn 2 giờ lặn mò, 6 thi thể tiếp tục được đưa lên bờ.

Cả đội mệt nhoài. Những chiến sĩ mới được tăng cường thêm cũng thở không ra hơi nhưng khi dò xét danh sách những người mất tích, cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi) vẫn chưa được tìm thấy. Người mẹ trẻ ôm đứa con gái vào lòng, ánh mặt vô vọng như cầu khẩn, mong mỏi được tìm thấy con trai mình tiếp thêm động lực để lực lượng lao xuống lòng sông chui vào con tàu lặn mò tìm kiếm.

“Nước triều lên, con tàu hết nghiêng trái rồi nghiêng phải, nếu cố gắng mò tìm thì ngay cả các chiến sĩ lặn cũng bị kẹt bên trong. Dù rất đau lòng nhưng công tác tìm kiếm cũng phải dừng lại!” – Trung úy Tuấn diễn tả lại hình ảnh các chiến sĩ gặp nguy hiểm lúc tìm cháu Khánh.

Những ngày qua các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân, giải quyết hậu quả sau vụ đắm tàu Dìn Ký, còn đối với những người lính cứu hộ, hình ảnh những nạn nhân trong vụ đắm tàu này không thể lãng quên trong tâm trí họ. Tiếp tục với công việc rèn luyện hằng ngày, tiếp tục với những chuyến công tác lặn mò với bao sự hy sinh thầm lặng, chúng tôi hiểu để làm được điều này cái “Tâm” trách nhiệm của họ thật sáng. Những năm qua, điều kiện để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã được quan tâm để các chiến sĩ có điều kiện tốt trong công tác tìm kiếm.

Trong buổi lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ông Lê Minh Trí cho rằng, việc hỗ trợ tỉnh Bình Dương cứu hộ và đưa 15 thi thể nạn nhân lên bờ của lực lượng Phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP HCM là rất tốt. Tuy nhiên khi so sánh lực lượng cứu hộ của ta và các nước bạn chúng ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

“Để có những trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng như quỹ đất để xây dựng trung tâm cứu hộ, Sở Cảnh sát PCCC TP HCM cần nhanh chóng đề xuất phương án với UBND TP. Có như vậy, công tác cứu hộ cứu nạn mới kịp thời hơn, nhanh chóng hơn và giảm thiểu nỗi mất mát về tài sản và con người! – ông Trí nhấn mạnh.

Mong rằng sự quan tâm của UBND TP sẽ là động lực để các chiến sĩ cứu hộ nối tiếp kinh nghiệm của những người đi trước và có trong tay những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác cứu hộ tốt hơn, mất mát sẽ giảm đi nhiều hơn. Chúng tôi tin là vậy!

Minh Đức


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →

Công an nhân dân: Quản lý tốt cán bộ chiến sĩ, xử lý nghiêm vi phạm

0 nhận xét

Trên mỗi mặt trận công tác, chiến đấu, người chiến sỹ Công an luôn phải đối mặt với những cám dỗ. Trong mỗi tình huống làm việc, sự tính toán vụ lợi có thể sẽ bất ngờ xuất hiện nếu người chiến sỹ Công an không có bản lĩnh. Mỗi vụ việc vi phạm của CBCS Công an, từ thái độ ứng xử đối với nhân dân cho đến vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát hay hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quá trình điều tra vụ án… tất cả đều phải xử lý nghiêm khắc.

Tố cáo liên quan đến CBCS – xử lý kịp thời

Cách đây một thời gian, có một công dân trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi đơn khiếu nại lên Giám đốc Công an tỉnh. Nội dung khiếu nại việc Công an huyện xử phạt hành chính hai triệu đồng về hành vi ông ở lại nước ngoài quá thời hạn, thu hộ chiếu, hộ khẩu của ông là sai pháp luật. Ngay sau khi nhận đơn, Giám đốc Công an tỉnh đã giao cho các đơn vị chức năng Công an tỉnh thẩm tra, xác minh, đồng thời trao đổi với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an làm sáng tỏ sự việc.

Thanh tra Bộ Công an tổ chức khen thưởng cán bộ có thành tích.

Tài liệu thu được cho thấy, công dân này được cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh có giá trị 180 ngày để thăm thân nhân tại nước Đức. Sau một tháng kể từ khi cấp visa, ông mới xuất cảnh. Quá trình thăm thân nhân tại nước ngoài, ba năm liên tục sau đó ông đều được Sở Di trú Đức gia hạn cho phép ông ở lại để làm việc. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng gia hạn hộ chiếu và cấp thị thực nhập cảnh cho ông theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, ông về nước đúng hạn nhưng bị Công an huyện phạt hành chính, thu giữ hộ chiếu, hộ khẩu.

Căn cứ kết quả xác minh, Giám đốc Công an tỉnh đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, công nhận nội dung công dân trên khiếu nại là đúng. Đồng thời hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông, hoàn trả toàn bộ giấy tờ.

Vụ việc trên cho thấy, do thiếu sâu sát trong công việc nên cán bộ được giao nhiệm vụ đưa ra cách xử lý thiếu chính xác. Nhưng điều đang ghi nhận là tinh thần trách nhiệm của đơn vị Thanh tra, Xuất nhập cảnh đã giải quyết kịp thời khiếu nại, trả lại quyền lợi chính đáng cho công dân. Thái độ tích cực đó đã lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Công an địa phương.

Phòng tiếp công dân của Bộ Công an nằm tại cơ quan Thanh tra CAND. Thượng tá Vũ Thanh Dư là cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, Đại tá Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng Tiếp dân và đồng chí Phó phòng cùng tham gia tiếp công dân.

Thượng tá Dư cho biết, có những công dân đến đây mang theo tâm trạng bức xúc về thái độ, hành vi của CBCS giải quyết vụ việc liên quan trực tiếp đến họ. Có thể kể điển hình như những vụ chiến sỹ Công an trẻ đặt thẻ ngành để vay tiền, hay như vụ Cảnh sát giao thông đòi hối lộ… Những trường hợp đó, cán bộ tiếp nhận đơn thư phải xử lý ngay, báo cáo lãnh đạo rồi chuyển cho đơn vị có thẩm quyền để xác minh, làm rõ sự thật.

Thượng tá Dư cho chúng tôi xem một số bài báo phản ánh về dấu hiệu vi phạm của CBCS trong lực lượng Công an. Lĩnh vực phản ánh khá rộng, trên nhiều địa bàn như: Công an một phường ở Hà Nội bắt giữ người trái pháp luật, thái độ tiếp xúc của đồng chí Trưởng Công an phường chưa đúng… Những sai phạm của CBCS có thể được cơ quan thanh tra thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều chung mục đích nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật và nghiêm khắc xử lý CBCS để xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh.

Từ công tác thanh tra, một số CBCS vi phạm đã bị xử lý nghiêm khắc, từ phê bình, nhắc nhở cho đến giáng cấp, hạ bậc sao, cho ra khỏi ngành… Thế nhưng, cũng không ít trường hợp tố cáo sai sự thật, tố cáo không đúng thẩm quyền, qua công tác thanh tra cũng lấy lại sự trong sạch cho CBCS Công an.

Tăng cường công tác quản lý cán bộ

Thiếu tướng Nguyễn Thế Báu, Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn ANTT là nhiệm vụ nòng cốt. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, việc xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo hình ảnh đẹp về người chiến sỹ CAND trong lòng nhân dân, khắc phụ triệt để những tồn tại, thiếu sót đặt ra như một yêu cầu cấp bách. Thông qua cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” nhằm mục đích làm chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp cũng như toàn bộ CBCS CAND đối với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương, văn hóa.

Đặc biệt là nêu cao tinh thần, ý thức phục vụ nhân dân, mà trước hết là chấp hành nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh, chương trình, kế hoạch, quy trình công tác, xây dựng tư thế lễ tiết, tác phong chính quy, nếp sống văn hóa, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của mỗi CBCS. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác, tiêu cực tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống”.

Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, Thanh tra CAND cũng đã triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”.

Đại tá Nguyễn Duy Hòa, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết, sau khi có Kế hoạch số 30 của Bộ Công an về cuộc vận động, lãnh đạo đơn vị đã họp thống nhất nội dung, hình thức xây dựng, tổ chức cuộc vận động để tạo ra một không khí mới.

Trong toàn lực lượng Công an, khó tránh khỏi một số cá nhân vi phạm điều lệnh của ngành, thậm chí là vi phạm pháp luật. Nhưng, dẫu ở cương vị nào thì người CBCS Công an sai phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Chủ động phòng ngừa vi phạm là biện pháp hiệu quả, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong kế hoạch thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” ở mỗi đơn vị, địa phương. Người dân có thể phản ánh những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trật tự, vi phạm của CBCS trong quá trình công tác về số điện thoại thường trực tiếp dân của Bộ Công an: 069.43254.


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →