Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Liên kết cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình, ổn định

0 nhận xét

Chiều 29/10, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau khi dự buổi tiếp khách quốc tế của Thủ tướng, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ nhân sự kiện kỳ họp Đại Hội đồng Interpol lần thứ 80 diễn ra tuần tới tại Hà Nội.

Thưa Bộ trưởng, Kỳ họp lần này của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol (In – tơ- pôn) diễn ra tại Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình quốc tế nói chung và đối với Việt Nam nói riêng?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực trong phối hợp với Interpol về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực trong phối hợp với Interpol về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Trần Đại Quang:  Như các bạn đã biết, trên thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, theo đó hoạt động tội phạm xuyên quốc gia diễn biến phức tạp hơn với các thủ đoạn tinh vi, trên phạm vi rộng và xuất hiện những loại tội phạm mới, phi truyền thống, lợi dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phạm tội. Hậu quả tội phạm xuyên quốc gia gây ra rất nguy hiểm và có tính toàn cầu. Do vậy cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng thi hành pháp luật, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát của các quốc gia trên toàn thế giới.

Qua 88 năm hình thành, phát triển, lực lượng Interpol đã và đang khẳng định vị trí quan trọng của mình với đường lối hoạt động và chiến lược phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng một thế giới an toàn, hòa bình, ổn định và phát triển.

Hoạt động của Interpol đã và đang phát huy vai trò của một trung tâm điều hành, chỉ huy mang tính toàn cầu nhằm xây dựng khuôn khổ hợp tác thực thi pháp luật với tôn chỉ, mục đích rõ ràng, có hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động linh hoạt để hỗ trợ lực lượng Cảnh sát các nước thành viên nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng, việc Việt Nam được chọn là nước đăng cai kỳ họp này thể hiện sự tin tưởng và tín nhiệm cao của Interpol cũng như của các quốc gia trên thế giới đối với đất nước, con người Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao vị trí, vai trò và những đóng góp tích cực của lực lượng Cảnh sát Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức từ năm 1991 tới nay.

20 năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân nói chung, Cảnh sát nhân dân nói riêng luôn chủ động và tích cực hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt với lực lượng Cảnh sát các nước trong nỗ lực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Kết quả đó góp phần tích cực đảm bảo an ninh trật tự của đất nước, gìn giữ an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ họp lần này tiến hành một khối lượng công việc rất lớn, tôi tin rằng, với kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Thường trực, sự nỗ lực của các thành viên và những đóng góp của Công an Việt Nam trong vai trò nước chủ nhà đăng cai, chắc chắn kết quả thành công của kỳ họp sẽ mở ra triển vọng mới trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; quan trọng hơn đó là sự liên kết Cảnh sát toàn cầu vì một thế giới an toàn, hòa bình, ổn định và phát triển như chủ đề mà kỳ họp hướng tới.

Gia nhập Interpol đã được 20 năm, thưa Bộ trưởng, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có vai trò và vị trí như thế nào trong một tổ chức quan trọng toàn cầu như vậy?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Ngày 4/11/1991 đánh dấu sự kiện quan trọng: Lực lượng Cảnh sát Việt Nam trở thành thành viên thứ 156 của Interpol, mở ra cơ chế hợp tác đa phương thực thi pháp luật trên phạm vi rộng nhất từ trước tới nay. Thông qua kênh hợp tác Interpol, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác rất có hiệu quả với lực lượng Cảnh sát các nước thành viên Interpol không chỉ trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm mà còn hợp tác trong đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực chiến đấu, xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, hiện đại. Việc tham gia Tổ chức này cũng đóng góp to lớn vào quá trình giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và công cuộc đổi mới đất nước.

20 năm qua, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã thực hiện tốt hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan thi hành pháp luật của các nước thành viên, các đơn vị nghiệp vụ. Kết quả này thể hiện trên các mặt như: tiếp nhận và xử lý thông tin; công tác phối hợp đấu tranh chống tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm khủng bố. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam phối hợp tích cực trong công tác tương trợ tư pháp về hình sự, thực hiện công tác truy nã, dẫn độ, công tác xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam phục vụ chỉ huy, chỉ đạo. Những nội dung đó một mặt thể hiện kết quả hợp tác trong khuôn khổ Interpol, ASEANAPOL về đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, mặt khác đã góp phần nâng cao vị thế Công an nhân dân Việt Nam và xây dựng, củng cố lòng tin với lực lượng thi hành pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Văn phòng Interpol của Bộ Công an Việt Nam làm việc với cảnh sát nước ngoài

Văn phòng Interpol của Bộ Công an Việt Nam làm việc với cảnh sát nước ngoài

Gia nhập Tổ chức này, lực lượng Cảnh sát Việt Nam phải thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả nghĩa vụ một quốc gia thành viên, điều đó đặt ra yêu cầu nào đối với chúng ta trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Trước hết chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm, đây là yêu cầu rất quan trọng. Từ thực tiễn các vụ án đã phát hiện, điều tra, xử lý ở Việt Nam cũng như qua kinh nghiệm các nước, chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân phát sinh loại tội phạm xuyên quốc gia, những khó khăn, vướng mắc về pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội cũng như công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược chuyên sâu phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài giai đoạn 2011 – 2020. Tổ chức rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành cũng như những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Từ đó tham mưu cho Nhà nước có phương án xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này như: Luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức; Luật Chống tội phạm công nghệ cao; Luật Bảo vệ nhân chứng…

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh tư liệu

Một buổi diễn tập của các chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh tư liệu

Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, chúng ta phải có lực lượng và phương tiện đủ mạnh. Về lực lượng, Bộ Công an đã chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Cảnh sát có nghiệp vụ chuyên môn cao, hiểu biết sâu cả về luật pháp trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và giàu kinh nghiệm trong đấu tranh loại tội phạm này. Bộ sẽ nghiên cứu từng bước hình thành các lực lượng chuyên trách chống tội phạm xuyên quốc gia, đủ sức thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới. Lực lượng chuyên trách này tập trung ở các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ và Công an các địa phương trọng điểm. Theo đó, tăng cường đào tạo và tập huấn chuyên sâu cho lực lượng này, hướng dẫn pháp luật trong điều tra, xử lý các vụ án tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Xem xét triển khai mạng lưới sỹ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam tại các nước có tình hình tội phạm xuyên quốc gia phức tạp liên quan Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát các nước.  Về phương tiện, Bộ Công an sẽ quan tâm đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện, thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Thưa Bộ trưởng, đến giờ này, công tác chuẩn bị  kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã được tiến hành như thế nào?

Bộ trưởng Trần Đại Quang : Việt Nam từng đăng cai tổ chức thành công tốt đẹp nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế lớn như ASEM 5 năm 2004, Hội nghị APEC 14 năm 2006, Đại lễ Phật đản năm 2008… Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần này, Bộ Công an Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Các biện pháp nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho kỳ họp; các điều kiện cần thiết phục vụ thành công cho kỳ họp đã sẵn sàng; đồng thời chúng ta cũng sẽ đưa ra những sáng kiến, đóng góp quan trọng về nội dung, chủ đề, các diễn đàn thảo luận, trao đổi, đảm bảo kỳ họp thành công tốt đẹp nhất

Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!

Trung Nghĩa thực hiện


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Việt Nam ưu tiên cao nhất an toàn và an ninh hạt nhân

0 nhận xét

Ngày 22/9, phát biểu tại Hội nghị cấp cao về an toàn và an ninh hạt nhân do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon triệu tập, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc khẳng định, Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng vô cùng to lớn của an toàn và an ninh hạt nhân, đồng ý và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước quốc tế về hạt nhân.

Đại sứ Bùi Thế Giang cho rằng công nghệ hạt nhân đã ảnh hưởng nhiều đến lịch sử loài người. Việc ứng dụng hòa bình các công nghệ hạt nhân đã trở nên phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như sản xuất điện, y tế… Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân cũng như khả năng xảy ra tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài người.

    Một phiên hợp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Một phiên hợp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, sự cố đáng tiếc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã buộc cộng đồng quốc tế phải thúc đẩy tiến trình rà soát và cải thiện công tác quản lý, quan tâm hơn nữa đến vấn đề an toàn và an ninh trong quá trình sử dụng hoà bình nguồn năng lượng hạt nhân sử dụng.

Đại sứ cũng cho biết Việt Nam luôn đặt an toàn và an ninh hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Việt Nam đồng ý và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo tất cả các công ước và các văn kiện pháp lý quốc tế chính, trong cả lĩnh vực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn và an ninh hạt nhân, như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hiệp định an toàn hạt nhân.

Việt Nam đã phê chuẩn Sáng kiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các đối tác khác trong việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý và cơ quan quản lý nhằm kiểm soát và đảm bảo sử dụng an toàn và an ninh các nguyên liệu hạt nhân và các chất phóng xạ.

Để củng cố vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, Đại sứ Bùi Thế Giang đề nghị, thứ nhất, dù các quốc gia là chủ thể cơ bản chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, nhưng Liên hợp quốc và IAEA cần đảm nhận vai trò trung tâm trong việc điều phối các nỗ lực trong lĩnh vực này. Bất cứ một khuôn khổ hay tiêu chuẩn quốc tế nào về an toàn và an ninh hạt nhân nên được đưa ra hoặc chỉnh sửa thông qua các cuộc đối thoại tại các thể chế này.

Thứ hai, sự hợp tác trong lĩnh vực an toàn và an ninh hạt nhân cần được tham khảo một cách rộng rãi để đạt được sự đồng thuận từ các chủ thể có liên quan, tính toán đến các điều kiện kinh tế xã hội và mức độ ứng dụng công nghệ hạt nhân của từng quốc gia riêng lẻ. Cần phải tránh việc áp đặt những hạn chế quá mức hay các biện pháp không công bằng đối với việc chuyển giao cho các nước đang phát triển các nguyên liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Thứ ba, cần đảm bảo việc chia sẻ thông tin và những kinh nghiệm thực tế một cách liên tục và kịp thời, cũng như việc thực hiện các công cụ pháp lý quốc tế về an toàn hạt nhân, đặc biệt là Hiệp định an toàn hạt nhân.

PV

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Máu các anh đã đổ trong “cuộc chiến” chống đua xe

0 nhận xét

Bộ phận điều tra tai nạn của Phòng CSGT đã phối hợp với cơ quan điều tra Công an quận 1 nắm lại toàn bộ vụ tai nạn liên quan đến Thượng sỹ Việt. Phòng CSGT đường bộ – đường sắt sẽ báo cáo toàn bộ vụ việc lên Ban Giám đốc Công an TP HCM đề xuất Bộ Công an công nhận liệt sĩ cho Thượng sỹ Việt.

    Đại tá Trần Kim Thẩm và đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành đến thăm hỏi Thượng sỹ Trần Võ Hoài Thanh.

Đại tá Trần Kim Thẩm và đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành đến thăm hỏi Thượng sỹ Trần Võ Hoài Thanh.

Ngày 13/8, Đại tá Trần Kim Thẩm – Phó Tổng biên tập Báo CAND cùng đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình Thượng sỹ Lương Khánh Việt (SN 1989), chiến sĩ thuộc Đội CSGT Bến Thành 10 triệu đồng, đã hy sinh khi tham gia phòng chống đua xe đêm 12/9.

Đoàn cũng đến Bệnh viện Chợ Rẫy thăm hỏi, hỗ trợ Thượng sỹ Trần Võ Hoài Thanh (chiến sĩ gặp nạn cùng Thượng sỹ Việt) trao tận tay 5 triệu đồng. Cũng trong ngày, nhiều đoàn thể đã đến viếng và chia buồn sâu sắc với gia đình Thượng sỹ Việt.

Trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng số 12A, ấp Chân Phúc Cẩm, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 không có gì gọi là đáng giá. Chiếc quan tài của Thượng sỹ Việt nằm gọn lỏn trong căn phòng khách chật chội. Di ảnh của Việt khói nhang quyện nghi ngút, nhiều đồng đội của Việt đã tụ về đây đốt cho anh nắm nhang cuối cùng trước khi Việt trở về lòng đất.

Lương Khánh Việt là con trai lớn trong nhà, cháu nội đích tôn của cả dòng họ. Cũng vì đau thương này mà trong một buổi sáng nhiều lần người nhà phải kêu bác sỹ đến cấp cứu bà Phạm Thị Thoan (50 tuổi, mẹ của Việt) ngất xỉu. Bình tĩnh nhất trong lúc này có lẽ chỉ còn ông Lương Văn Nghệ (chú thứ 4 của Việt).

Ông Nghệ cho biết, từ Hà Tĩnh khăn gói vào tá túc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Do là bộ đội nên ba của Việt bị thương và tinh thần không được ổn định, lúc nhớ lúc không. Mẹ Việt sức khỏe cũng yếu. Ban đầu bố Việt làm công ở Vũng Tàu, còn mẹ Việt chỉ làm những việc loanh quanh nhà. Năm 1993, lúc này Việt mới được 3-4 tuổi, em gái Việt vừa sinh, cả gia đình bỏ Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh kiếm kế sinh nhai. Mua được căn nhà nhỏ ở phường Long Thạnh Mỹ, hằng ngày bố Việt làm bảo vệ ở Trường Trung cấp Cảnh sát, mẹ Việt thì bán vé số dạo, nhưng cả hai anh em Việt đều được đến trường đàng hoàng.

Những năm sau này, do vết thương tái phát, nhiều lần ông Thế phải vào bệnh viện tâm thần chữa trị, bà Thoan xin vào làm nhân viên vệ sinh tại một trường cấp III trong quận. Những lần từ bệnh viện về, do mất sức nên ông Thế được chuyển công tác trông nom vườn cây kiểng tại trung tâm lái xe trong quận. Cả hai ông bà lương bổng bấp bênh, đồng tiền thu vào chẳng là bao.

Tuy gia đình khó khăn nhưng Việt vẫn theo học đến cùng. Tốt nghiệp Trung cấp CSND, Việt được phân công về làm việc tại Đội CSGT – Bến Thành. Do đặc thù của công việc nên mỗi tháng Việt chỉ về nhà một vài ngày, còn bao nhiêu thời gian Việt gắn liền với đội, bám mặt đường xử lý vi phạm giao thông, truy đuổi, truy quét đua xe trái phép. Mỗi lần lĩnh lương, Việt trích lại một phần, còn bao nhiêu gửi về cho cha mẹ lo cho em gái ăn học. Trung tá Nguyễn Ngọc Loan – Đội trưởng Đội CSGT Bến Thành, cho biết, Việt là chiến sĩ trẻ, hiền lành, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…

Cuộc chiến với các đối tượng đua xe trái phép trên địa bàn thành phố còn gian nan phức tạp. Đã nhiều chiến sĩ CSGT phải đổ máu để giữ những khoảng yên bình cho người dân trong đêm. Sự hy sinh của Việt đáng được biểu dương, trân trọng.

Trao đổi với Báo CAND, Thượng tá Trần Thanh Trà – Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Công an TP cho biết, sau khi Việt gặp nạn, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt đã đứng ra làm lễ tang cho đồng chí Việt. Cũng trong ngày 13/9, phía điều tra tai nạn của phòng đã phối hợp với cơ quan điều tra Công an quận 1 nắm lại toàn bộ vụ tai nạn liên quan đến Thượng sỹ Việt. Phòng CSGT đường bộ – đường sắt sẽ báo cáo toàn bộ vụ việc lên Ban Giám đốc Công an TP đề xuất Bộ Công an công nhận liệt sĩ cho Thượng sỹ Việt.

…Khi bài báo này đến tay bạn đọc cũng là lúc đồng đội của Việt đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Một chiến sĩ CSGT hy sinh, nhiều chiến sĩ vẫn còn phải đổ máu vì sự bình yên của thành phố

M.Đức

(Theo Cand)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →