Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Ưu tiên cải cách tiền lương và chống tham nhũng”

0 nhận xét

Trước bức xúc của cử tri về lạm phát ngày càng tăng cao và tiền lương của cán bộ công nhân viên quá thấp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương.

Ngày 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có buổi tiếp xúc tại quận 3 và 4 (TP HCM) để báo cáo với cử tri nội dung sẽ đưa ra bàn bạc tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và lấy ý kiến của người dân về vấn đề này.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ mức lương của cán bộ, công nhân viên chức quá thấp, không công bằng và chưa hợp lý. Ông Ngô Quốc Trị đề nghị trong kỳ họp tới, Quốc hội phải cải cách tiền lương theo hướng tăng hợp lý. Cử tri này lấy ví dụ, một ông chủ tịch phường có thâm niên làm việc 20-25 năm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà mức lương còn thấp hơn một công nhân điện. “Như thế là chưa hợp lý và nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì làm sao thu hút và sử dụng được nhân tài?”, cử tri Trị băn khoăn.

Vấn đề chống tham nhũng cũng được cử tri hai quận quan tâm. Ông Lê Văn Tài cho rằng, việc chống tham nhũng hiện nay không hiệu quả và cần có những thay đổi. “Sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước là hoàn toàn khác nhau. Người ta sẵn sàng lấy của nhà nước thành sở hữu cá nhân. Đó là miếng đất màu mỡ cho tham nhũng. Do vậy biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là phải hạn chế tối đa sở hữu nhà nước và theo phương châm là cái gì dân làm được thì nhà nước không làm. Nhà nước làm cái gì mà dân không làm được để phục vụ quốc kế dân sinh”, ông Tài nói.

Ghi nhận những ‎ý kiến đóng góp của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định vấn đề chống lạm phát, cải cách tiền lương sẽ là ưu tiên hàng đầu của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Chủ tịch nước cho rằng, mặc dù hiện nay lạm phát còn cao nhưng xu hướng đang giảm dần và cố gắng đến năm sau giảm xuống còn một con số. “Cuối năm nay nếu điều hành tốt thì lạm phát cũng còn ở mức 17 đến 18%, chắc chắn không thể nào thấp hơn con số này. Kỳ này sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch 5 năm, trong đó cố gắng phấn đấu đến năm 2015 lạm phát sẽ giảm xuống còn 5 đến 7%”, Chủ tịch nước khẳng định.

Về chống tham nhũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, mọi công việc đang triển khai và mong bà con bình tĩnh. “Những vụ án lớn như Vinashin cũng sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật và đảm bảo vụ án lớn này không bị chìm xuồng”, Chủ tịch nước nói.

Một cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước.

Một cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước.

Ngoài bức xúc trước tham nhũng, lạm phát và mức lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống… nhiều bậc phụ huynh còn tỏ thái độ lo lắng trước việc học sinh tiểu học phải mang chiếc cặp nặng trĩu trên vai với hàng chục quyển sách vở. Ông Nguyễn Tấn Phát lấy dẫn chứng từ việc con trai ông đang học lớp 3, khi đi học thường mang theo khoảng 10 quyển sách vở, chưa kể bảng, hộp bút, bút màu, nước uống… “Bình thường hôm nào trong cặp của cháu cũng lên đến 5-6 kg không kể nước uống, sữa… Có hôm tôi thấy cặp cháu phồng to nên đem ra cân thì được hơn 10 kg. Choáng váng không thể tưởng được”, ông nói.

Cử tri này đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội nên giám sát thực tế tại các trường tiểu học ở TP HCM và kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp giảm tải chương trình học quá nhiều cho học sinh tiểu học.

Trả lời bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết sẽ cùng với tổ đại biểu Quốc hội chọn một địa điểm cụ thể để giám sát. “Đi xuống dân mà không có vấn đề gì thì cuối cùng cũng chỉ thăm hỏi sức khỏe rồi về. Dân khen là sâu sát nhưng không giải quyết được gì cả. Nhưng tôi với các đại biểu Quốc hội phải chọn những vấn đề sát sườn lấy từ những kiến nghị của cử tri để giám sát”, ông Trương Tấn Sang nói.

Chủ tịch nước gợi ý sẽ chọn phản ánh của phụ huynh về việc học sinh đeo trên người hơn 10 kg sách vở để “thị sát”. “Có khi tôi mời thêm anh em trong Bộ Giáo dục cùng đi để xem vì sao nói mãi mà không được hay phải đem theo từng đó cân sách trên lưng mới có trí tuệ?”, Chủ tịch nói.

Tá Lâm

(Theo VNexpress)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Việt Nam ưu tiên cao nhất an toàn và an ninh hạt nhân

0 nhận xét

Ngày 22/9, phát biểu tại Hội nghị cấp cao về an toàn và an ninh hạt nhân do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon triệu tập, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc khẳng định, Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng vô cùng to lớn của an toàn và an ninh hạt nhân, đồng ý và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước quốc tế về hạt nhân.

Đại sứ Bùi Thế Giang cho rằng công nghệ hạt nhân đã ảnh hưởng nhiều đến lịch sử loài người. Việc ứng dụng hòa bình các công nghệ hạt nhân đã trở nên phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như sản xuất điện, y tế… Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân cũng như khả năng xảy ra tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài người.

    Một phiên hợp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Một phiên hợp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, sự cố đáng tiếc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã buộc cộng đồng quốc tế phải thúc đẩy tiến trình rà soát và cải thiện công tác quản lý, quan tâm hơn nữa đến vấn đề an toàn và an ninh trong quá trình sử dụng hoà bình nguồn năng lượng hạt nhân sử dụng.

Đại sứ cũng cho biết Việt Nam luôn đặt an toàn và an ninh hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Việt Nam đồng ý và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo tất cả các công ước và các văn kiện pháp lý quốc tế chính, trong cả lĩnh vực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn và an ninh hạt nhân, như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hiệp định an toàn hạt nhân.

Việt Nam đã phê chuẩn Sáng kiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các đối tác khác trong việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý và cơ quan quản lý nhằm kiểm soát và đảm bảo sử dụng an toàn và an ninh các nguyên liệu hạt nhân và các chất phóng xạ.

Để củng cố vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, Đại sứ Bùi Thế Giang đề nghị, thứ nhất, dù các quốc gia là chủ thể cơ bản chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, nhưng Liên hợp quốc và IAEA cần đảm nhận vai trò trung tâm trong việc điều phối các nỗ lực trong lĩnh vực này. Bất cứ một khuôn khổ hay tiêu chuẩn quốc tế nào về an toàn và an ninh hạt nhân nên được đưa ra hoặc chỉnh sửa thông qua các cuộc đối thoại tại các thể chế này.

Thứ hai, sự hợp tác trong lĩnh vực an toàn và an ninh hạt nhân cần được tham khảo một cách rộng rãi để đạt được sự đồng thuận từ các chủ thể có liên quan, tính toán đến các điều kiện kinh tế xã hội và mức độ ứng dụng công nghệ hạt nhân của từng quốc gia riêng lẻ. Cần phải tránh việc áp đặt những hạn chế quá mức hay các biện pháp không công bằng đối với việc chuyển giao cho các nước đang phát triển các nguyên liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Thứ ba, cần đảm bảo việc chia sẻ thông tin và những kinh nghiệm thực tế một cách liên tục và kịp thời, cũng như việc thực hiện các công cụ pháp lý quốc tế về an toàn hạt nhân, đặc biệt là Hiệp định an toàn hạt nhân.

PV

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →