Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân

0 nhận xét

Sáng nay (12-3), Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy – Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đến dự buổi lễ có Đại tướng Trần Đại Quang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an gồm Trung tướng Lê Quý Vương, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Trung tướng Bùi Quang Bền; đồng chí Nguyễn Khánh Toàn – nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; đại diện Văn phòng Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển, cùng các Bộ, cơ quan trực thuộc Trung ương.
Trải qua 16 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, với nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trên mặt đấu tranh chống tội phạm về ma túy, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo ANCT – TTATXH, vừa qua, Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy (C47) vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân.
Đại tướng Trần Đại Quang gắn huy hiệu lên lá cờ truyền thống
Đại tướng Trần Đại Quang gắn huy hiệu lên lá cờ truyền thống
Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận sự nỗ lực của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận sự nỗ lực của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Gắn huy hiệu lên lá cờ truyền thống của đơn vị, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương thành tích xuất sắc mà Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã đạt được trong suốt 16 năm qua. Dù còn nhiều khó khăn nhưng lực lượng cảnh sát phòng chống ma túy trên toàn quốc đã không ngừng nỗ lực, lớn mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, lập nên nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, khám phá nhiều chuyên án lớn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an khen thưởng, dư luận xã hội và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Trong những năm gần đây, hoạt động của tội phạm liên quan đến ma túy diễn ra tinh vi, là yếu tố gây mất ANTT, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, xã hội, Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy luôn chủ động tham mưu cho Chính phủ, Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, phòng chống ma túy và mại dâm, Bộ Công an và Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm nhiều vấn đề chiến lược trong phòng ngừa, đấu tranh, kiểm soát ma túy ở Việt Nam; tham mưu xây dựng nhiều quyết định, đề án liên quan đến công tác phối hợp phòng chống ma túy giữ các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển; hợp tác ký kết 18 hiệp định, biên bản thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực chuyên môn với nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương…
Trong 16 năm qua, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy toàn quốc đã phát hiện, khám phá 124.126 chuyên án, bắt hơn 211.000 đối tượng, thu 1.362 kg heroin, 4.352 kg thuốc phiện, gần 26.500 kg cần sa, hơn 1 triệu viên và 27,95 kg ma túy tổng hợp, cùng lượng lớn tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
(BAN)
Continue reading →

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

1 nhận xét

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an khu XII nêu 6 nội dung về “Tư cách người công an cách  mệnh”.
Tới dự, có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương (TW), Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí trong Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công an; về phía tỉnh Bắc Giang có đồng chí Trần Sĩ Thanh, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ; đại diện huyện ủy, UBND huyện Yên Thế, Tân Yên, xã Nhã Nam – nơi Công an khu XII đóng quân.
Bộ trưởng Trần Đại Quang  biểu tại Lễ kỷ niệm
Bộ trưởng Trần Đại Quang biểu tại Lễ kỷ niệm
Diễn văn do Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) nêu rõ: Cách đây 65 năm, ngày 11/03/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”, thư chỉ rõ những phẩm chất đạo đức và tư cách người Công an cách mạng phải có, đó là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Thư của Bác Hồ gửi đồng chí Giám đốc Công an khu XII cũng chính là lời huấn thị chung cho toàn lực lượng CAND. “Tư cách người Công an cách mệnh” đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng CAND; là chuẩn mực đạo đức, lối sống, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, phương châm hành động, biện pháp công tác của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an; là nguồn gốc, động lực, cội nguồn sức mạnh để lực lượng CAND vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…Trải qua các giai đoạn cách mạng, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy đã góp phần to lớn trong xây dựng lực lượng CAND trong sạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước…
    Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an khu XII (11/3/1948-11/3/2013)
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an khu XII (11/3/1948-11/3/2013)
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định những năm qua, Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã liên tục phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sáng tạo nhằm vận dụng, thực hiện Sáu điều dạy của Bác vào từng lĩnh vực công tác chuyên môn và rèn luyện hàng ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an không tiếc máu xương, chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ ANTT của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân là những bằng chứng sinh động về kết quả to lớn của phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”.
Đồng chí Bộ trưởng nhấn mạnh, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó, lực lượng CAND cần đưa phong trào “Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” lên một tầm cao mới, sâu sắc, toàn diện hơn; kết hợp với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; lồng ghép với các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác của toàn lực lượng Công an.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng; tăng cường công tác tự phê bình và phê bình, công tác quản lý cán bộ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo môi trường lành mạnh để cán bộ, chiến sĩ học tập, tu dưỡng, rèn luyện; mỗi đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an cần căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, cụ thể hóa Sáu điều Bác Hồ dạy thành những chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, thành những tiêu chuẩn thi đua để phấn đấu thực hiện; thực hiện tốt Quy chế nêu gương, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Công an nhân dân, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về kết quả học tập và thực hiện nhiệm vụ chính trị nêu trên; nhân rộng những gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến; quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó./.
(MPS)
Continue reading →

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

0 nhận xét

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”, chỉ rõ những phẩm chất đạo đức và tư cách người công an cách mạng phải có. Nhân dịp này, Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết “Đẩy mạnh phong trào Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới”.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong một lần thăm và làm việc tại Công an tỉnh Phú Thọ
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong một lần thăm và làm việc tại Công an tỉnh Phú Thọ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành cho lực lượng Công an nhân dân sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; vì nhân dân phục vụ, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Người đã để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu.
Di sản tinh thần thiêng liêng
Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”, chỉ rõ những phẩm chất đạo đức và tư cách người công an cách mạng phải có, đó là:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Thư của Bác Hồ gửi đồng chí Giám đốc Công an khu XII cũng chính là lời huấn thị chung cho toàn lực lượng Công an nhân dân. “Tư cách người Công an cách mệnh” đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là kim chỉ Nam cho mọi hoạt động của lực lượng Công an nhân dân; là chuẩn mực đạo đức, lối sống, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, phương châm hành động, biện pháp công tác của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an; là nguồn gốc, động lực, cội nguồn sức mạnh để lực lượng Công an nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nội dung Sáu điều Bác Hồ dạy là sự khái quát hình mẫu người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân với những phẩm chất quan trọng: Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, có ý chí tiến công cách mạng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng và Bác Hồ lựa chọn; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; hết lòng vì nhân dân phục vụ, lấy niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình.
Học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân đã trở thành phong trào thi đua rộng lớn, liên tục trong 65 năm qua, luôn là nội dung trọng tâm công tác chính trị, tư tưởng của lực lượng Công an nhân dân trong các giai đoạn cách mạng trước đây, cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế ngày nay.
Hết lòng vì nhân dân phục vụ
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, phối hợp chặt chẽ và có nhiều hình thức cổ vũ, động viên, góp ý kiến, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ công an học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy. Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã liên tục phát động phong trào với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sáng tạo nhằm vận dụng, thực hiện Sáu điều dạy của Bác vào từng lĩnh vực công tác chuyên môn và rèn luyện hằng ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ.
Lực lượng Công an nhân dân đã phát động nhiều phong trào thi đua nhằm vận dụng, thực hiện Sáu điều dạy của Bác vào từng lĩnh vực công tác chuyên môn và rèn luyện hằng ngày. Ảnh: Đoàn viên thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, làm cầu cho bà con nhân dân bản Tăng, xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp
Lực lượng Công an nhân dân đã phát động nhiều phong trào thi đua nhằm vận dụng, thực hiện Sáu điều dạy của Bác vào từng lĩnh vực công tác chuyên môn và rèn luyện hằng ngày. Ảnh: Đoàn viên thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, làm cầu cho bà con nhân dân bản Tăng, xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp
Các phong trào “Hành động cách mạng theo Sáu điều Bác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện” gắn với việc giáo dục truyền thống cách mạng qua các đợt sinh hoạt chính trị “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”, “Hành quân theo chân Bác” và thực hiện các khẩu hiệu hành động “Công an nhân dân Việt Nam trung thành với Đảng, tận tụy với dân, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “Làm hết việc, chứ không phải làm hết giờ”; “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”; “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”… đã trở thành cuộc vận động sâu rộng, không những được thực hiện trong lực lượng Công an nhân dân mà cả trong lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Hình ảnh các trụ sở công an luôn sáng ánh đèn và cán bộ, chiến sĩ công an ngày đêm có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình” là niềm tin yêu, là chỗ dựa tin cậy của các tầng lớp nhân dân. Chiến công của các anh hùng liệt sĩ Lâm Văn Thạnh (Công an tỉnh Lâm Đồng), Lưu Thế Hà (Cục Cảnh sát bảo vệ), Lê Thanh Á (Công an Tp Hải Phòng), Lê Thế Bùi (Công an TP Hồ Chí Minh), Phạm Văn Chiến (Công an tỉnh Hà Giang), Nguyễn Văn Ngữ (Công an TP Hà Nội)… và hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an không tiếc máu xương, chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân là những bằng chứng sinh động về kết quả to lớn của phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” trong 65 năm qua.
Có thể khẳng định, ở đâu và khi nào mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an quán triệt, rèn luyện theo Sáu điều Bác Hồ dạy thì ở đó, khi đó, an ninh, trật tự được bảo đảm, Công an được nhân dân tin yêu, cấp ủy, chính quyền tin cậy. Với ý nghĩa đó, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã quyết định lấy ngày 11/3/1948 – Ngày Bác Hồ viết Thư về “Tư cách người Công an cách mệnh”, là Ngày truyền thống công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
Nâng tầm phong trào, sâu sắc và toàn diện hơn
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới đầy biến động, tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường. Âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn không thay đổi. Trong khi đó, những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang tác động làm xói mòn lòng tin của cán bộ, nhân dân, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự đang đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân phải ra sức phát huy truyền thống vẻ vang, kết quả học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong 65 năm qua.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành cho lực lượng Công an nhân dân sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tháng 2/1961
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành cho lực lượng Công an nhân dân sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tháng 2/1961
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó, lực lượng Công an nhân dân cần đưa phong trào “Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” lên một tầm cao mới, sâu sắc, toàn diện hơn; kết hợp với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ”; lồng ghép với các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác của toàn lực lượng Công an.
Trong chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện, Công an các đơn vị, địa phương phải quán triệt tinh thần lấy kết quả của việc thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá, phân loại, bình xét thi đua hằng năm của tập thể, cá nhân, nhất là trong đánh giá cán bộ để quy hoạch, luân chuyển, điều động, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng Công an nhân dân nhằm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ công an thấm nhuần sâu sắc về Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân và tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trở thành nhận thức, hành động, việc làm hằng ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Tăng cường công tác tự phê bình và phê bình, công tác quản lý cán bộ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo môi trường lành mạnh để cán bộ, chiến sĩ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư cách theo Sáu điều Bác Hồ dạy.
Giúp đỡ nhân dân trong lũ lụt
Giúp đỡ nhân dân trong lũ lụt
Tạo động lực mới thực hiện nhiệm vụ và xây dựng lực lượng
Các tổ chức đảng, đơn vị, đoàn thể trong Công an nhân dân cần thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên. Mỗi đơn vị, cán bộ, chiến sĩ công an cần căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, cụ thể hoá Sáu điều Bác Hồ dạy thành những chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, thành những tiêu chuẩn thi đua để phấn đấu thực hiện.
Đại tướng Trần Đại Quang với các đại biểu làm công tác tham mưu tại hội nghị triển khai công tác năm 2013.
Đại tướng Trần Đại Quang với các đại biểu làm công tác tham mưu tại hội nghị triển khai công tác năm 2013.
Cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, suy nghĩ, hành động theo Sáu điều Bác Hồ dạy, luôn vững vàng trước sự tấn công của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, những cám dỗ tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường; đồng thời phải thường xuyên bồi đắp ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, đề cao tinh thần trách nhiệm; đề cao và cổ vũ ý thức say mê, năng động, sáng tạo, nhạy bén, mưu trí, dũng cảm trong công tác và chiến đấu.
Thực hiện tốt Quy chế nêu gương, xác định rõ trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Công an nhân dân, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Quy định những điều đảng viên không được làm và những điều cán bộ, chiến sĩ công an không được làm.
Tăng cường công tác tuyên truyền về kết quả học tập và thực hiện nhiệm vụ nêu chính trị nêu trên; nhân rộng những gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ công an. Chú trọng việc sơ kết, tổng kết nhằm phát huy kết quả đạt được, phổ biến những kinh nghiệm hay, những mô hình mới trong phong trào “Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, thực sự tạo ra động lực mới thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào “Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, lực lượng Công an nhân dân cần luôn coi trọng công tác tham mưu với cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời tranh thủ sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể, đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ, vững chắc.
Sẵn sàng bảo vệ bình yên cuộc sống cho nhân dân
Sẵn sàng bảo vệ bình yên cuộc sống cho nhân dân
Các hoạt động của phong trào “Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” phải có nội dung hướng tới mục tiêu “Vì nhân dân phục vụ” và góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lực lượng Công an nhân dân với nhân dân, thực hiện tốt phương châm gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp dân, thi đua làm nhiều việc tốt phục vụ nhân dân, xây dựng hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân trong lòng nhân dân.
Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân hàm chứa những giá trị tư tưởng, đạo đức nhân văn cao quý, thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa giáo dục đạo đức và tự mình nêu gương thực hành đạo đức, mãi mãi là di sản tinh thần vô giá để xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.
Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
(VGP)
Continue reading →

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

1 nhận xét

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
Đến dự chương trình đặc biệt này có đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Trưởng BCĐ Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an; Lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bộ VH,TT&DL, Bộ TTTT, lãnh đạo một số bộ, ban ngành; đại diện các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Trường… thuộc Bộ Công an; các đồng chí lão thành CAND; các tướng lĩnh CAND; các nhân chứng lịch sử; đại diện các thế hệ cán bộ Công an…
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự buổi giao lưu.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự buổi giao lưu.
Phát biểu khai mạc chương trình, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu nhấn mạnh: Những thành tích, chiến công của lực lượng CAND trong gần 7 thập kỷ qua đã ghi những trang vàng trong lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc và để lại nhiều kỷ niệm, dấu ấn sâu sắc trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ CBCS CAND qua các thời kỳ.
Những chứng tích, những kỷ vật gắn liền với những chiến công, những con người lịch sử, chính là những di sản văn hóa quí báu, góp phần tạo nên giá trị bản sắc của lực lượng CAND Việt Nam và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Việc bảo vệ và phát huy giá trị những di sản văn hóa đó để phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANTT nói riêng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quí của mỗi chúng ta.
Ý thức sâu sắc về trách nhiệm với lịch sử, đồng thời, với mong muốn nhận được sự quan tâm hưởng ứng rộng rãi của lãnh đạo các cấp, các ngành, các thế hệ CBCS Công an và đông đảo quần chúng nhân dân, tháng 11/2012, Bộ Công an đã phát động Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật lịch sử CAND” với thời gian 3 năm (2013 -2015).
Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 65 năm CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, cũng là dịp để giới thiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về lịch sử truyền thống vẻ vang, những chiến công, thành tích tiêu biểu của lực lượng CAND trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” hôm nay là một trong những hoạt động thiết thực và là sự mở đầu tốt đẹp cho Cuộc vận động mang ý nghĩa nhân văn, sâu sắc này.
Mặc dù mới phát động, nhưng BTC Cuộc vận động đã bước đầu nhận được sự đồng hành của các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ, trong đó, Tập đoàn Vingroup là nhà tài trợ chính.
Một tiết mục văn nghệ trong buổi giao lưu.
Một tiết mục văn nghệ trong buổi giao lưu.
Trong chương trình giao lưu, khán giả đã có dịp hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng mà cao cả của các thế hệ Công an trong suốt hành trình cách mạng, qua phóng sự về các nhân chứng lịch sử, qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện cùng các đại biểu ưu tú của lực lượng Công an: Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Trung tướng Châu Văn Mẫn, Anh hùng LLVTND Ngô Thị Huệ, Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm – Bộ Công an; Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Minh Châu,  nguyên Trưởng Công an xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Xuân Hà, Phó Cục trưởng Cục An ninh Tây Nguyên, Tổng cục An ninh II – Bộ Công an.
Không chỉ ôn lại quá khứ hào hùng, đầy hy sinh, vất vả, mà các nhân chứng lịch sử, nhân vật giao lưu của chương trình đều có chung suy nghĩ: Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật lịch sử CAND” là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa, là môi trường tốt giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời, cũng là thông điệp gửi tới các thế hệ CBCS Công an, quần chúng nhân dân cùng chung tay gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tinh thần của lực lượng CAND Việt Nam.
Trong chương trình đặc biệt này, công chúng còn được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, những ca khúc đi cùng năm tháng với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng.
Ngay sau màn hát múa “Tổ quốc bốn mùa hoa” hoành tráng ngợi ca Tổ quốc, khái quát lại một chặng đường lịch sử của đất nước, lực lượng CAND đã có một món quà độc đáo để tưởng nhớ vị Cha già kính yêu, Người đã trực tiếp rèn luyện, tổ chức giáo dục các thế hệ Công an cách mạng từ khi còn trứng nước, đến lúc trưởng thành với hoạt cảnh sân khấu đầy ý nghĩa: “Bác Hồ với lực lượng CAND” do nghệ sĩ Văn Tân – Kỷ lục gia Việt Nam, người đã hơn 1.000 lần đóng vai Bác Hồ cùng các CBCS Công an thể hiện.
Ca sĩ Anh Thơ cũng mang đến ca khúc “Bác Hồ một tình yêu bao la” đằm thắm, thiết tha, như tấm lòng của lực lượng Công an với Bác. Ca sĩ Trọng Tấn cũng gửi vào ca khúc “Chúng con canh giấc ngủ cho Người”. Âm hưởng hào sảng của ca khúc “Đảng cho ta cả một mùa xuân” (Phạm Tuyên) và “Đất nước trọn niềm vui” (Hoàng Hà), với sự thể hiện của tốp ca Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội làm sống dậy không khí hào hùng của dân tộc ta trong thời kỳ kháng chiến cứu nước.
Cũng trong chương trình này, khán giả còn được thưởng thức ca khúc quen thuộc “Anh Công an về bản” với sự thể hiện của ca sỹ Trọng Tấn – Anh Thơ và màn hát múa hoành tráng “Hành khúc CAND” do các nghệ sĩ Trường ĐH VHNTQĐ biểu diễn đã khép lại đêm giao lưu
(BCA)
Continue reading →

Đại tướng Trần Đại Quang làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Công an tỉnh Đắk Lắk

0 nhận xét

Ngày 9/3, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến thăm và kiểm tra tình hình thực hiện công tác hai tháng đầu năm tại Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Công an tỉnh Đắk Lắk.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tình hình an ninh chính trị toàn vùng trước và sau Tết được giữ vững, đời sống và tổ chức Tết cho nhân dân được các địa phương chăm lo chu đáo.
Các tỉnh đã thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngày Tết… Trong dịp Tết Quý Tỵ 2013, toàn vùng đã chi trên 160 tỷ đồng hỗ trợ hơn 3.600 buôn, làng; 136.000 hộ nghèo và 71.482 đối tượng chính sách để người dân được đón một cái Tết no ấm.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu chỉ đạo tại Công an tỉnh Đắk Lắk.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu chỉ đạo tại Công an tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, bước vào 2 tháng đầu năm 2013, các tỉnh Tây Nguyên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Hạn hán đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như sản xuất của người dân; nguy cơ cháy rừng cao; tình hình thiếu đất sản xuất dẫn đến tình trạng người dân sẽ tiếp tục phá rừng để lấy đất canh tác…
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Ban chỉ đạo Tây Nguyên trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, xóa đói giảm nghèo… tại Tây Nguyên.
Bộ trưởng Trần Đại Quang lưu ý, trong thời gian tới Ban chỉ đạo cần chăm lo hơn nữa đến đời sống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt là việc rà soát lại các hộ đồng bào thiếu đất sản xuất, kịp thời có giải pháp hợp lý để giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Các địa phương cần tập trung khắc phục hạn hán, giảm tối thiểu về thiệt hại cho người dân; cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể không để người dân thiếu đói trong mùa giáp hạt. Ban chỉ đạo cần chuẩn bị tốt mọi công việc cho Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Gia Lai vào ngày 5/4/2013 tới nhằm thu hút đầu tư cho khu vực Tây Nguyên…
Làm việc với Công an tỉnh Đắk Lắk, sau khi nghe Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, báo cáo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn và công tác Công an đã triển khai thực hiện trong Tết Quý Tỵ và 2 tháng đầu năm 2013, Bộ trưởng Trần Đại Quang chia sẻ những khó khăn vất vả của cán bộ, chiến sỹ, đồng thời đánh giá cao những thành tích Công an tỉnh Đắk Lắk đạt được trong thời gian qua.
Thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu Công an Đắk Lắk cần tập trung làm tốt công tác nắm tình hình, bám sát địa bàn cơ sở để giải quyết kịp thời những vấn đề an ninh, trật tự từ cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng”, không để kẻ xấu, bọn phản động lợi dụng các mâu thuẫn trong nhân dân mà kích động, lôi kéo đồng bào làm điều sai trái…
Về công tác xây dựng lực lượng, Bộ trưởng Trần Đại Quang lưu ý Công an tỉnh Đắk Lắk cần tập trung đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua do Bộ Công an phát động: “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; “CAND học tập và thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy”; lực lượng CAND thực hiện phương châm hành động: “kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”…
Các phong trào này phải được thực hiện thường xuyên nhằm đề cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ. Bên cạnh đó, việc chăm lo đến đời sống tinh thần, sức khỏe của mỗi cán bộ, chiến sỹ là hết sức cần thiết.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Trần Đại Quang cùng Đoàn công tác đã đến đặt vòng hoa và viếng các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang tỉnh; thăm và tặng quà cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Cư Mgar; tặng quà một số bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 4, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư Mgar và Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đắk Lắk
(BCA)
Continue reading →

Đại tướng Trần Đại Quang dự lễ an táng và truy điệu 42 liệt sĩ

0 nhận xét

Chiều 9- 3, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đăk Lăk, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQVN tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức Lễ an táng và truy điệu 42 liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Được biết, các liệt sĩ do đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tìm kiếm và cất bốc trong 3 ngày (từ 6 đến 8-3-2013) tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đã về dự lễ và đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ.
 Đại tướng Trần Đại Quang cùng đoàn đưa hài cốt LS ra nghĩa trang mai táng.
Đại tướng Trần Đại Quang cùng đoàn đưa hài cốt LS ra nghĩa trang mai táng.
Sau thời gian chuẩn bị, qua thông tin đồng đội và một số nhân chứng chiến tranh, được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn. Từ ngày 6 đến 8-3-2013, Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp với các cấp chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã tiến hành tổ chức tìm kiếm và quy tập được 42 bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại KM 107, thuộc thôn 1, xã Ea Hleo, huyện Ea Hleo (Đăk Lăk) gần Quốc lộ 14.
Trong số 42 bộ hài cốt liệt sĩ được tìm thấy có nhiều kỷ vật của các liệt sĩ như: bình tông, cà mèn, dép cao su, cúc áo, đầu đạn… được chôn cùng các liệt sĩ. Trong số 42 bộ hài cốt liệt sĩ, các cơ quan chức năng đã xác định 16 hài cốt liệt sĩ có tên, quê quán.
Trước đó, từ ngày 28 đến 31-12-2012, cũng tại địa điểm trên, Đoàn công tác của Ngân hàng chính sách xã hội đã tiến hành tìm kiếm và tổ chức quy tập được 31 bộ hài cốt liệt sĩ. Trong đó có 5 bộ hài cốt có đầy đủ họ tên, quê quán. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm một số kỷ vật như dép cao su, huy hiệu và nhiều vật dụng khác được chôn cất cùng các chiến sĩ lúc hy sinh. Có 2 liệt sĩ được thân nhân trực tiếp tham gia quy tập xác nhận và xin được đón về quê an táng, còn 29 liệt sĩ đã được đoàn công tác Ngân hàng Chính sách xã hội bàn giao cho tỉnh Đăk Lăk tổ chức an táng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
 Hài cốt LS được đưa về nghĩa trang chuẩn bị làm lễ truy điệu.
Hài cốt LS được đưa về nghĩa trang chuẩn bị làm lễ truy điệu.
Ngay sau thời điểm tìm kiếm, cất bốc được 31 bộ hài cốt liệt sĩ trên, cuối tháng 1/2013, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phát tâm, tổ chức chương trình tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại Phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã phát hiện và quy tập được 15 bộ hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trong rừng cao su ven Quốc lộ 13, đoạn đi qua Phường Hưng Chiến. Phần lớn số hài cốt còn tương đối hoàn chỉnh, trong đó có một số kỷ vật như dép cao su, huy hiệu, bình tông chôn cùng, căn cứ kỷ vật, Đoàn đã xác định chính xác tên tuổi, địa chỉ của 3 liệt sĩ.
Như vậy, qua 3 đợt tổ chức Đoàn công tác Ngân hàng Chính sách xã hội đã tìm kiếm, cất bốc, quy tập được 88 hài cốt liệt sĩ đang còn nằm rải rác trên những cánh rừng hoang vắng và giữa những lô cao su đưa về quê hương và nghĩa trang liệt sĩ tỉnh mai táng.
(BBP)
Continue reading →

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 4

0 nhận xét

Tối 9/3, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 4 – Năm 2013.

Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh thành cùng đông đảo người dân tỉnh Đắk Lắk tham dự lễ khai mạc.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những thành tựu của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Việc trồng và chế biến cà phê đã góp phần đưa hàng vạn gia đình ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung thoát nghèo và có thu nhập ngày càng cao hơn. Đây chính là biểu hiện sinh động cho thấy chiến lược phát triển cà phê của Việt Nam là đúng hướng.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 4. - Ảnh: VGP/Từ Lương
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 4. - Ảnh: VGP/Từ Lương
Hiện, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, trong đó riêng cà phê Robusta đứng hàng thứ nhất với sản lượng xuất khẩu năm 2012 đạt 1,6 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu đạt trên 3,4 tỷ USD.
Với điều kiện khí hậu và đất đai thuân lợi tại Tây Nguyên, việc trồng cây cà phê với quy mô lớn, chế biến và xuất khẩu cà phê sẽ là hướng đi chiến lược để xoá nghèo, làm giàu cho người dân và đất nước.
Phó Thủ tướng cho rằng, để phát huy hết những lợi thế của cà phê Việt Nam, cần huy động sự quan tâm, đóng góp đồng bộ hơn của người dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các cấp quản lý, để việc trồng cà phê được bền vững, tăng năng suất từ 2 tấn hiện nay lên 4 tấn và tiến tới mức 6 tấn/ha trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thương hiệu cà phê Tây Nguyên có chất lượng tốt được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến, hiện đại. - Ảnh: VGP/Từ Lương
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thương hiệu cà phê Tây Nguyên có chất lượng tốt được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến, hiện đại. - Ảnh: VGP/Từ Lương
Bên cạnh đó, để cà phê trở thành ngành kinh tế hiệu quả cao, cần chuyển từ chủ yếu trồng và xuất khẩu cà phê nhân sang vừa xuất khẩu cà phê nhân, vừa chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Đồng thời, phát triển công nghiệp phân bón và chế tạo máy móc phục vụ sản xuất và chế biến cà phê.
Cùng với đó, thực hiện chiến lược quốc gia tiếp thị và phát triển sản xuất cà phê để tăng thị phần giá trị của Việt Nam trên thị trường thế giới, tương ứng với thị phần sản lượng cung cấp cà phê của Việt Nam.
Cũng trong chiều 9/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến tham quan Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt tại khu bảo tàng Biệt Điện tỉnh Đắk Lăk và thăm Làng Cà phê Trung Nguyên.
MH (VGP)
Continue reading →