Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị hiện đại

0 nhận xét

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM 7) tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam đang được trang bị ngày càng hiện đại nhằm gia tăng sự có mặt thường xuyên hơn, duy trì trật tự, an ninh trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

-Trước thực tế ngư dân Việt Nam hoạt động trên chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gặp những rủi ro như bị nước ngoài bắt giữ…, cảnh sát biển Việt Nam có những phương án như thế nào để bảo vệ họ?

- Chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển càng nhiều ngày càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và chồng lấn giữa các nước. Việc này giúp các ngư dân yên tâm hơn vì thấy họ được bảo vệ và khi cần thì được giúp đỡ, ứng cứu kịp thời. Trường hợp bà con vô tình vượt sang vùng biển nước khác, chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở bà con quay lại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

- Vậy còn đối với việc bảo đảm cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam thì nhiệm vụ của cảnh sát biển như thế nào, thưa Trung tướng?

- Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các lực lượng chức năng. Trong trường hợp phát hiện sự cố trên biển, chúng tôi có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có chức năng chính và sau đó phối hợp cùng giải quyết.

­- Cảnh sát biển Việt Nam gặp những khó khăn gì khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam?

- Với đường bờ biển dài và vùng biển chủ quyền rộng, cảnh sát biển chưa thể đi hết và duy trì sự có mặt thường xuyên, nhất là ở những vùng biển xa. Một phần do trang bị còn hạn chế, chưa bảo đảm hoạt động trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9, cấp 10 hoặc đi dài ngày trên biển. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cả về chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện để hoạt động trên biển. Vì nhiệm vụ chính trị và an ninh, hiện chính phủ rất chú trọng đầu tư cho cảnh sát biển mặc dù kinh tế khó khăn. Đề án phát triển giai đoạn hai xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển đang được xây dựng, trong đó bao gồm việc tăng cường trang, thiết bị cho cảnh sát biển.

- Cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?

- Trước hết là ưu tiên trang bị tàu, máy bay trực thăng và tăng cường nhân lực. Về tàu thì sẽ được trang bị dần, từng bước theo hướng ngày càng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiện đại hơn có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Sẽ có trong trang bị cả tàu có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có sàn đỗ cho máy bay, buồng quân y, nhiều giường bệnh cùng lúc cấp cứu được 120 người.

Dự kiến đầu năm tới, cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu đi được 40 ngày đêm, trong điều kiện gió cấp 12, sóng cấp 9.

- Xin Cục trưởng cho biết, chương trình nghị sự của hội nghị lần này là gì?

- Hội nghị lần này thảo luận chung về bảo vệ an ninh, trật tự và duy trì môi trường hòa bình trên biển. Chúng tôi xác định, phải tăng cường hợp tác giữa cảnh sát biển các nước nhằm đối phó với các thách thức chung như chống ô nhiễm môi trường, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán vận chuyển ma túy trên biển, buôn người, vận chuyển chất nổ…

- Việc phối hợp hoạt động và hợp tác quốc tế giữa cảnh sát biển Việt Nam với các nước hiện được thực hiện ra sao?

- Chúng tôi đã đề nghị chính phủ cho phép cảnh sát biển lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam với Trung Quốc. Nếu chưa được toàn bộ thì trước mắt giữa các tỉnh có liên quan. Đường dây nóng nếu được thiết lập, chúng tôi sẽ có quy chế hoạt động chung. Qua đó, hai bên sẽ thông báo cho nhau nếu có vấn đề gì xảy ra trên biển. Hai bên sẽ đưa ra những quy định tốt nhất để tạo điều kiện cho ngư dân, tránh những việc giải quyết đơn phương chưa phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ đề xuất với lực lượng biên phòng của khu tự trị Choang Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc. Còn các khu vực khác, chúng tôi chưa đặt vấn đề.

- Xin cảm ơn Trung tướng!


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Đưa tàu Cảnh sát Biển công suất lớn vào hoạt động

0 nhận xét

Việc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông

Sáng ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Giám đốc Công ty Sông Thu, Đại tá Hà Sơn Hải, cho biết: Theo thiết kế, tàu CSB 9003 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Việc đưa tàu CSB 9003 hạ thủy và đi vào hoạt động tại vùng biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung sẽ mang một vai trò và ý nghĩa quan trong trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

 

Hoài Thu


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị hiện đại

0 nhận xét

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM 7) tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam đang được trang bị ngày càng hiện đại nhằm gia tăng sự có mặt thường xuyên hơn, duy trì trật tự, an ninh trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

-Trước thực tế ngư dân Việt Nam hoạt động trên chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gặp những rủi ro như bị nước ngoài bắt giữ…, cảnh sát biển Việt Nam có những phương án như thế nào để bảo vệ họ?

- Chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển càng nhiều ngày càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và chồng lấn giữa các nước. Việc này giúp các ngư dân yên tâm hơn vì thấy họ được bảo vệ và khi cần thì được giúp đỡ, ứng cứu kịp thời. Trường hợp bà con vô tình vượt sang vùng biển nước khác, chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở bà con quay lại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

- Vậy còn đối với việc bảo đảm cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam thì nhiệm vụ của cảnh sát biển như thế nào, thưa Trung tướng?

- Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các lực lượng chức năng. Trong trường hợp phát hiện sự cố trên biển, chúng tôi có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có chức năng chính và sau đó phối hợp cùng giải quyết.

­- Cảnh sát biển Việt Nam gặp những khó khăn gì khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam?

- Với đường bờ biển dài và vùng biển chủ quyền rộng, cảnh sát biển chưa thể đi hết và duy trì sự có mặt thường xuyên, nhất là ở những vùng biển xa. Một phần do trang bị còn hạn chế, chưa bảo đảm hoạt động trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9, cấp 10 hoặc đi dài ngày trên biển. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cả về chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện để hoạt động trên biển. Vì nhiệm vụ chính trị và an ninh, hiện chính phủ rất chú trọng đầu tư cho cảnh sát biển mặc dù kinh tế khó khăn. Đề án phát triển giai đoạn hai xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển đang được xây dựng, trong đó bao gồm việc tăng cường trang, thiết bị cho cảnh sát biển.

- Cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?

- Trước hết là ưu tiên trang bị tàu, máy bay trực thăng và tăng cường nhân lực. Về tàu thì sẽ được trang bị dần, từng bước theo hướng ngày càng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiện đại hơn có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Sẽ có trong trang bị cả tàu có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có sàn đỗ cho máy bay, buồng quân y, nhiều giường bệnh cùng lúc cấp cứu được 120 người.

Dự kiến đầu năm tới, cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu đi được 40 ngày đêm, trong điều kiện gió cấp 12, sóng cấp 9.

- Xin Cục trưởng cho biết, chương trình nghị sự của hội nghị lần này là gì?

- Hội nghị lần này thảo luận chung về bảo vệ an ninh, trật tự và duy trì môi trường hòa bình trên biển. Chúng tôi xác định, phải tăng cường hợp tác giữa cảnh sát biển các nước nhằm đối phó với các thách thức chung như chống ô nhiễm môi trường, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán vận chuyển ma túy trên biển, buôn người, vận chuyển chất nổ…

- Việc phối hợp hoạt động và hợp tác quốc tế giữa cảnh sát biển Việt Nam với các nước hiện được thực hiện ra sao?

- Chúng tôi đã đề nghị chính phủ cho phép cảnh sát biển lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam với Trung Quốc. Nếu chưa được toàn bộ thì trước mắt giữa các tỉnh có liên quan. Đường dây nóng nếu được thiết lập, chúng tôi sẽ có quy chế hoạt động chung. Qua đó, hai bên sẽ thông báo cho nhau nếu có vấn đề gì xảy ra trên biển. Hai bên sẽ đưa ra những quy định tốt nhất để tạo điều kiện cho ngư dân, tránh những việc giải quyết đơn phương chưa phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ đề xuất với lực lượng biên phòng của khu tự trị Choang Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc. Còn các khu vực khác, chúng tôi chưa đặt vấn đề.

- Xin cảm ơn Trung tướng!


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →