Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa

0 nhận xét

Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.

Hơn 30 năm qua, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 không ngừng được xây dựng vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo Đông Bắc, kịp thời chi viện lực lượng phòng thủ, bảo vệ các vùng biển, đảo xung yếu của Tổ quốc.

Lữ đoàn 147 còn là cái nôi huấn luyện chiến sỹ mới, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân.

Đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba và nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ thi đua quyết thắng.

Cùng lăn lộn trên thao trường, bãi tập với cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mới thấu hiểu thêm chất thép trong những người lính thủy đánh bộ, được ví như “quả đấm thép của Hải quân”, đã ra quân là thắng trận.

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tập trung cao độ, sục sạo tìm mục tiêu trong huấn luyện

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Triển khai vượt sông, hồ…

Triển khai vượt sông, hồ…

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Bộ binh của Hải quân đổ bộ lên đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Xung phong

Xung phong

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Luôn sẵn sàng ra vùng sóng gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Đoàn Lan

(Theo Vietnamnet)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bài viết của GS, TS Trần Đại Quang về nhiệm vụ trọng tâm của Công an nhân dân

0 nhận xét

BBT trân trọng giới thiệu bài viết của GS, TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trung tướng, Bộ trưởng Bộ Công an về các nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Công an nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Đổi mới tư duy bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ hội nhập

Những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới, trong khu vực diễn biến rất phức tạp và khó lường. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo, nhưng chiến tranh cục bộ, hoạt động khủng bố, xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện thêm nhiều “điểm nóng” mới. Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược, chính sách theo xu hướng đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Quan hệ quốc tế đan xen giữa hợp tác và đấu tranh, nhưng có những diễn biến phức tạp hơn, tranh giành ảnh hưởng và lợi ích chiến lược quyết liệt hơn. Chạy đua vũ trang gia tăng trong bối cảnh đang hình thành một trật tự “thế giới đa cực”. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu  hóa  kinh  tế  tiếp  tục phát triển, vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức lớn cho quá trình phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và an ninh của các quốc gia. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, tình trạng nợ công gia tăng, vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ô nhiễm và suy thoái môi trường, dịch bệnh, hoạt động khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia… đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các nước lớn tăng cường can dự, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực. Những biến động của tình hình thế giới và khu vực đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia (ANQG) của Việt Nam.

Đồng chí Trần Đại Quang kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Ảnh: Chinhphu

Đồng chí Trần Đại Quang kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Ảnh: Chinhphu

Những thành tựu qua 25 năm đổi mới đã tạo cho Việt Nam thế và lực mới. Chính trị – xã hội ổn định, kinh tế – xã hội phát triển, đối ngoại mở rộng, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tình hình an ninh – trật tự (ANTT) có những diễn biến phức tạp mới. Lợi dụng những sơ hở, trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam, các thế lực thù địch gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình”; tác động chuyển hoá nội bộ; cổ vũ, tiếp tay cho các phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước công khai chống lại Ðảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các thế lực thù địch và các đối tượng phản động ráo riết tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Ðảng, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; kích động tư tưởng ly khai, tự trị ở vùng dân tộc thiểu số; gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Ðảng; kích động tập hợp lực lượng, tìm cách thành lập các tổ chức chính trị đối lập, chuẩn bị điều kiện tiến hành cuộc “cách mạng màu” nhằm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

Một số phần tử cơ hội trong nước đã công khai phê phán đường lối, quan điểm của Ðảng, đòi thay đổi chế độ chính trị, phụ họa với các luận điệu và âm mưu của các thế lực thù địch. Tham nhũng, tiêu cực chưa giảm, có chiều hướng gia tăng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. An ninh xã hội nổi lên các vụ khiếu kiện tập trung đông người, kéo dài liên quan đến đất đai, tôn giáo; tình trạng đình công, lãn công trong công nhân, biểu tình tự phát trong học sinh, sinh viên; nguy cơ xảy ra biểu tình, gây rối, gây bạo loạn ở vùng dân tộc thiểu số… vẫn diễn biến phức tạp.

Hoạt động của các loại tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng với tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn. Tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao, nhiều vụ nghiêm trọng; thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Lực lượng Công an nhân dân giúp dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt. - Ảnh: Công an Nghệ An

Lực lượng Công an nhân dân giúp dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt. - Ảnh: Công an Nghệ An

Trong bối cảnh đó, quán triệt Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, lực lượng công an đã kịp thời đổi mới tư duy, nhận thức về bảo vệ ANQG trong thời kỳ hội nhập; đổi mới quan điểm, chủ trương, đối sách; tăng cường phối hợp các cấp, các ngành, sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp bảo vệ vững chắc ANQG, trật tự an toàn xã hội (TTATXH), góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế. Lực lượng công an đã chủ động nắm và kiểm soát được tình hình; kịp thời tham mưu cho Ðảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, quyết sách phù hợp trong nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại; phối hợp các lực lượng chức năng chủ động đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, không để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại, tập hợp lực lượng thành lập tổ chức chính trị đối lập; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, các hội nghị quan trọng của khu vực và quốc tế được tổ chức tại Việt Nam.

Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh kinh tế… thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã có bước phát triển mới với nhiều mô hình tiên tiến được nhân rộng. Lực lượng công an đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ ANTT, tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các ngành, các cấp quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09 và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tạo sự chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ.

Diễn tập phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, xử lý cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. - Ảnh: CAND

Diễn tập phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, xử lý cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. - Ảnh: CAND

Lực lượng CAND ngày một trưởng thành về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Ðảng, Nhà nước và nhân dân, thật sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH. Tuy nhiên, những năm qua công tác bảo vệ ANTT còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ ANQG mà Ðại hội X của Ðảng đã đề ra chưa kịp thời; công tác nghiên cứu, phân tích dự báo chiến lược có bước tiến lớn, nhưng vẫn còn hạn chế; công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước còn sơ hở. Công tác phát hiện, đấu tranh với một số loại tội phạm mới, tội phạm kinh tế, tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao. Công tác tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng, phát triển lý luận bảo vệ ANTT chưa theo kịp tình hình. Cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo đảm ANTT chưa đồng bộ. Vẫn còn những cán bộ, chiến sĩ công an mắc sai phạm, phải xử lý kỷ luật làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.

Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm

Ngày nay, dù thế giới hòa bình không còn “chiến tranh lạnh”, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, đó lại là một nền “hòa bình nóng”. Các nước lớn sẽ tiếp tục điều chỉnh chiến lược theo hướng tăng cường vai trò, ảnh hưởng trên thế giới, tìm cách chi phối những khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng. Tình hình tranh chấp trên Biển Ðông tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Ðông – Nam Á. Các mối đe dọa ANQG đối với nước ta những năm tới sẽ là: Sự gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và dấu hiệu chệch hướng XHCN cùng với những vấn đề phức tạp về an ninh xã hội; vấn đề chủ quyền biển đảo, an ninh biên giới; sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khu vực và thế giới. Ðặc biệt, chúng ta đang phải đối mặt những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, phạm vi đe dọa ngày càng rộng và mức độ thiệt hại ngày càng lớn, nhất là: An ninh tài chính, ngân hàng; an ninh năng lượng, an ninh lương thực; biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh… Do đó, lực lượng CAND phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, bao gồm nhiệm vụ, công tác trọng tâm sau:

Bộ trưởng Trần Đại Quang trao Giấy chứng nhận Thanh niên Công an tiêu biểu cho thân nhân Trung úy Lê Thành Tâm (đã hy sinh)

Bộ trưởng Trần Đại Quang trao Giấy chứng nhận Thanh niên Công an tiêu biểu cho thân nhân Trung úy Lê Thành Tâm (đã hy sinh)

Một là, nhận thức sâu sắc về con đường, bước đi của cách mạng nước ta được Ðảng đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); quán triệt mục tiêu bao trùm của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; bảo đảm vị thế của Việt Nam được nâng cao hơn trên trường quốc tế.

Hai là, nâng cao hiệu quả công tác nắm và dự báo tình hình, nhất là công tác dự báo chiến lược; đề xuất với Ðảng, Nhà nước hoàn thiện các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các phương châm, nguyên tắc nhằm phát huy mọi tiềm lực, khả năng và sức mạnh tổng hợp của toàn Ðảng, toàn dân, các ngành, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Tiếp tục đổi mới nhận thức về ANQG và bảo vệ ANQG trong thời kỳ hội nhập quốc tế và trong xu thế toàn cầu hóa. Phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, khai thác hợp lý sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bất cứ tình huống nào cũng phải giành thế chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, giữ vững sự ổn định chính trị phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng và sự quản lý của Nhà nước về ANTT. Tiếp tục triển khai có hiệu quả những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về nhiệm vụ bảo đảm ANQG mà Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng đề ra; khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về ANTT. Phát huy tốt nhất sự phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng công an với các ban, ngành, đặc biệt là lực lượng quân đội, tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý nhà nước về ANQG.

Bốn là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo vệ ANQG, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đấu tranh phòng, chống khủng bố và các loại tội phạm nguy hiểm. Phát triển quan hệ đối ngoại an ninh gắn với các hoạt động đối ngoại của Ðảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân; kết hợp nhuần nhuyễn ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa với ngoại giao an ninh – quốc phòng, góp phần hình thành “mặt trận” quốc tế ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền ANQG. Tiếp tục hợp tác các nước ASEAN, các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới trong đấu tranh, ngăn chặn ý đồ phá hoại của các đối tượng phản động lưu vong; phòng, chống tội phạm, khủng bố, bảo đảm an ninh biên giới, biển đảo, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích chung và của mỗi quốc gia trong khu vực.

Đồng chí Trần Đại Quang thăm Công an tỉnh Lạng Sơn. - Ảnh: CAND

Đồng chí Trần Đại Quang thăm Công an tỉnh Lạng Sơn. - Ảnh: CAND

Năm là, tăng cường công tác nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu khoa học; từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học an ninh đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức lại các đơn vị làm công tác tham mưu chiến lược theo hướng tập trung, chuyên sâu với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hóa cao; phát huy vai trò của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức CAND, đồng thời tham mưu cho Ðảng, Nhà nước hoạch định chính sách, chiến lược bảo vệ ANQG trong thời kỳ mới.

Sáu là, nâng cao tiềm lực và sức chiến đấu của lực lượng CAND theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Nâng cao năng lực lãnh đạo trực tiếp và toàn diện các mặt công tác của Ðảng ủy Công an Trung ương; năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp trong lực lượng CAND. Tập trung xây dựng các tổ chức Ðảng, cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, gắn với thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND, đưa phong trào phát triển sâu rộng, phát huy hiệu quả cao.

Bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH là nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của lực lượng CAND. Phát huy truyền thống, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, lực lượng CAND nguyện chung sức, chung lòng, quyết tâm cùng toàn Ðảng, toàn dân, các ngành, các cấp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự ổn định chính trị – xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh CNH, HÐH và hội nhập quốc tế của đất nước.

*Tít nhỏ trong bài do BBT đặt


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự phiên họp chuyển giao nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ của Chính phủ

0 nhận xét

Chiều 7/8, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra phiên họp chuyển giao nhiệm vụ giữa Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII và Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII. Phiên họp tổ chức chỉ sau 1 ngày sau khi kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII bế mạc.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong bối cảnh khó khăn do tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu; của thiên tai dịch bệnh; sự chống phá của các thế lực thù địch…, Chính phủ khóa XII nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của Trung ương; chấp hành hiến pháp, luật pháp; đoàn kết, nhất trí, chung sức chung lòng, đề cao trách nhiệm của từng Thành viên; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Mỗi Thành viên Chính phủ đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần thiết thực vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

tran-dai-quang

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự phiên họp chuyển giao nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ của Chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp quan trọng, có hiệu quả của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, các đồng chí Thành viên Chính phủ thôi đảm nhận trọng trách, chức vụ với uy tín, kinh nghiệm của mình tiếp tục có những đóng góp quý báu cho Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới, tình hình kinh tế-xã hội còn tiếp tục hết sức khó khăn, điều đó đòi hỏi Chính phủ khóa XIII cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành, để cùng với Quốc hội và cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo địa phương, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, phòng, chống bão lụt; phòng, chống ma túy, mại dâm; chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa…

Các đồng chí nguyên là Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân cả nước; sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, mang lại cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn cho nhân dân…

Bày tỏ tình cảm tốt đẹp tới các Thành viên Chính phủ khóa XII, phát biểu với các thành viên Chính phủ khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, nhiệm kỳ Chính phủ mới đã bắt đầu, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ cần bắt tay ngay vào thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao ngay từ ngày đầu, tháng đầu, không vì chuyển giao mà để công việc gián đoạn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ cần thực hiện ngay việc rà soát, xây dựng quy chế làm việc theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ mình, cơ quan mình; xem xét và tháo gỡ hoặc đề xuất tháo gỡ kịp thời những vấn đề còn chồng chéo…

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, chung sức, chung lòng để vượt qua những khó khăn, thành thức, hoàn tốt các nhiệm vụ được giao.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao quà lưu niệm cho các Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII và trao Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng

0 nhận xét

Ngày 17/6, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình hình thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; các ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

ttran dai quang

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Báo cáo tình hình công nhân viên chức lao động và kết quả hoạt động công đoàn sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nêu rõ: Công nhân viên chức lao động cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành của Chính phủ, hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. 3 năm qua, cả nước đã thành lập mới được 12.333 công đoàn cơ sở, kết nạp 1.863.887 đoàn viên. Tính đến tháng 12/2010, cả nước có gần 7,1 triệu đoàn viên và hơn 106.000 công đoàn cơ sở. Công đoàn các cấp đã chú trọng thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đông đoàn viên; quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng. Năm 2010 đã có 15.221 công nhân lao động được kết nạp Đảng, tăng 4,85%. Các cấp công đoàn đã động viên cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất “năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”… góp phần phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn. Trên lĩnh vực đối ngoại, Công đoàn Việt Nam đã phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 tổ chức quốc tế, công đoàn quốc tế, công đoàn quốc gia… bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao vị thế đất nước và Công đoàn trên thế giới.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 20/NQ-TW mới chỉ tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước, chưa được quan tâm thỏa đáng ở khu vực ngoài nhà nước. Nhiều vấn đề cấp bách như mục tiêu Nghị quyết đề ra, chưa thật sự được tập trung giải quyết quyết liệt và chưa tạo được sự chuyển biến đáng kể. Việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động và cơ chế phối hợp giữa nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết những vấn đề về tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, Luật tiền lương tối thiểu… chưa được tập trung triển khai. Việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm lo lao động nữ… chưa được quan tâm, đầu tư thích đáng.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của Công đoàn, mà của cả hệ thống chính trị. Bởi vậy, việc triển khai Nghị quyết 20/NQ-TW đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể, không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, mà nhằm xây dựng và phát triển vững mạnh, toàn diện giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 20, trước hết cần bám sát các nội dung, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra; nhìn nhận, đánh giá đúng những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, những nội dung cần bổ sung, phân tích nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm; từng bước tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách; tiếp tục tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tầm quan trọng của việc xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta. Các mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 20/NQ-TW đã đề ra phải được cụ thể hóa thành các đề án, chương trình hành động cụ thể. Tuy nhiên, để tránh dàn trải, trong giai đoạn sắp tới, cần lựa chọn, xây dựng các đề án, chương trình hành động có tính khả thi cao, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách, như thu nhập, tiền lương, bảo hiểm, y tế, phúc lợi công cộng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân… Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phải quyết liệt hơn, bảo đảm tính tập trung, thống nhất cao hơn, trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, vai trò chủ động tổ chức, tham mưu, đề xuất của tổ chức Công đoàn các cấp.

* Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm các phân xưởng sản xuất, khu nhà ở, gặp gỡ công nhân lao động và làm việc với Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; đến thăm, làm việc tại Công ty cổ phần xích líp Đông Anh, tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, công tác quần chúng và tình hình đời sống của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nói chung và tại một số doanh nghiệp tại đây (như: Công ty TNHH Denso, Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội; Công ty TNHH TOTO Việt Nam; Công ty TNHH Canon Việt Nam…), Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết 20, không chỉ nhằm phát huy vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn nhằm chăm lo mọi mặt, nâng cao trình độ toàn diện cho công nhân lao động, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, hài hòa mối quan hệ giữa chủ và thợ, giữa doanh nghiệp và địa phương… Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn các cấp chính quyền thành phố, tổ chức Công đoàn, cùng lãnh đạo các doanh nghiệp, tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa đối với công nhân lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, hỗ trợ anh chị em học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, văn minh công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn hoạt động hiệu quả, vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi công nhân, người lao động cần nâng cao hơn nữa nhận thức chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp, đối với gia đình và xã hội.

Tổng Bí thư vui mừng nhận thấy, nhiều doanh nghiệp tại đây đã phát triển nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt ở khu vực phía Bắc Thủ đô, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đông đảo người dân, không chỉ ở huyện Đông Anh, Hà Nội, mà cả các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và cả nước. Tổng Bí thư mong muốn các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành những mô hình kiểu mẫu về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tặng quà một số gia đình công nhân tiêu biểu…

PV


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →