Trần Đại Quang

Tôn vinh truyền thống hào hùng của lực lượng Công an nhân dân

Tối qua, 10/3, chương trình giao lưu nghệ thuật “Ký ức lịch sử CAND” mở đầu Cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật CAND”, đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đọc thêm...

Trần Đại Quang

Đẩy mạnh phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

Cách đây 65 năm, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”.. Đọc thêm..

Trần Đại Quang

Lễ Khai ấn Ðền Trần và phát lương Ðền Trần Thương

Ðêm 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Ðền Trần, chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Ðịnh (tỉnh Nam Ðịnh) đã diễn ra Lễ hội Khai ấn đầu Xuân Quý Tỵ.Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Đưa phong trào “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” lên tầm cao mới

Ngày 11/03/2013, tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Công an...Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Hội nghị ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8

0 nhận xét

Từ ngày 10 đến 13/10, tại Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8 (AMMTC 8).

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu Việt Nam với Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Chủ tịch AMMTC 8.

Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu Việt Nam với Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Chủ tịch AMMTC 8.

Ngày 11/10, lễ khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 8 (AMMTC 8) đã được tổ chức trọng thể tại Bali, Cộng hòa Indonesia.

Ngài Boediono, Phó Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia đã tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Ngài Timur Pradovo, Tổng Tư lệnh Cảnh sát Indonesia chủ trì Hội nghị. Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và có bài phát biểu được đánh giá cao tại Hội nghị.

Báo cáo hết nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội nghị AMMTC 7 nêu rõ công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các nước thành viên nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa tội phạm. Việc phối hợp giữa các quốc gia trong công tác này cũng chặt chẽ, có hiệu quả hơn, đáng chú ý là trên các mặt quản lý xuất nhập cảnh; công tác phòng, chống ma túy; chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố… Những kết quả đó là tiền đề thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong thời gian tới trong khu vực…

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ thực hiện cam kết hợp tác ASEAN về phòng, chống tội phạm (PCTP) xuyên quốc gia, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã chủ động triển khai, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm ở Việt Nam, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước trong khu vực theo các khuôn khổ hợp tác. Qua đó, thu được nhiều kết quả, góp phần đảm bảo tốt an ninh, trật tự của khu vực nói chung, của Việt Nam nói riêng. Đồng chí Bộ trưởng đã trình bày tóm tắt một số kết quả nổi bật mà lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đạt được trong thời gian qua về hợp tác PCTP xuyên quốc gia, đáng chú ý là trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy; phòng chống tội phạm khủng bố; công tác PCTP mua bán người; PCTP rửa tiền; PCTP  kinh tế quốc tế; công tác PCTP công nghệ cao; PCTP cướp biển…

Để nâng cao hiệu quả công tác PCTP xuyên quốc gia, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã đề nghị ba nội dung cụ thể, trong đó có đề nghị các nước thành viên ASEAN cần tiếp tục tăng cường thiết lập các kênh trao đổi thông tin về tội phạm xuyên quốc gia một cách nhanh chóng và hiệu quả; kịp thời phối hợp điều tra, xác minh, truy bắt đối tượng phạm tội bỏ trốn. Đề nghị các nước đối thoại, đối tác tiếp tục hỗ trợ tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các nước thành viên ASEAN nhằm nâng cao năng lực, trình độ đối với lực lượng thực thi pháp luật trong PCTP xuyên quốc gia.

Đồng chí Bộ trưởng chân thành cảm ơn các nước ASEAN, các nước đối tác, đối thoại và Ban Thư ký ASEAN đã tích cực hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong đấu tranh PCTP xuyên quốc gia, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ như đã nêu trên trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PCTP, tích cực góp phần thực hiện thành công Kế hoạch chi tiết về cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN như đã đề ra. Những đề nghị thiết thực, cụ thể và sâu sắc này đã được Hội nghị đánh giá cao.

Cùng ngày, Hội nghị đã ra Tuyên bố chung gồm 16 nhóm nội dung, trong đó nhấn mạnh các Bộ trưởng hài lòng về những thảo luận tích cực, thống nhất được nhiều vấn đề quan trọng về PCTP xuyên quốc gia, nêu rõ được các chương trình và kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực. Những chương trình, kế hoạch đó thể hiện các cam kết sẽ được thực hiện trong thực tiễn, đó cũng là những bước cần thiết để phòng ngừa, trấn áp tội phạm xuyên quốc gia – mối đe dọa nền hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực cũng như ở mỗi quốc gia ASEAN.

Tại Hội nghị, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã nhận chuyển giao Chủ tịch Hội nghị AMMTC từ Vương quốc Campuchia. Hội nghị tiếp tục làm việc đến ngày 13/10/2011

Công Gôn (từ Bali, Indonesia)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

0 nhận xét

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Hội nghị đã nghe công bố quyết định số 39 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quyết định 39 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương gồm 15 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm Trưởng ban.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quyền làm Phó Trưởng ban. Trong đó, bà Lê Thị Thu Ba làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Hội nghị cũng đã nghe công bố Quy định số 40 của Bộ Chính trị quy định về nhiệm vụ quyền hạn chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Các đại biểu cũng đã nghe và cho ý kiến về dự thảo quyết định phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cùng quyết định kiện toàn Ban thư ký, thông qua chương trình làm việc năm 2011.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh các cơ quan tư pháp là bộ phận trong hệ thống pháp quyền Việt Nam, hoạt động của Ban Chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước yêu cầu các thành viên phụ trách lĩnh vực liên quan sớm có chương trình hoạt động cụ thể, trên tinh thần khẩn trương, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 49, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 về cải cách tư pháp.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011- 2016 (Ảnh: TH)

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011- 2016 (Ảnh: TH)

Căn dặn bộ phận thường trực và ban thư ký của Ban Chỉ đạo những nội dung cần lưu ý triển khai trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của công tác cải cách tư pháp là tích cực tham gia phối hợp để đẩy nhanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn nhiệm kỳ tới, chương trình hoạt động toàn khóa của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ góp phần thiết thực đổi mới hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hội nhập./.

Nguyễn Anh


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Đồng chí Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị kế hoạch đầu tư phát triển của Bộ Công an

0 nhận xét

Chiều 22/9, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị về công tác kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012 của Bộ Công an. Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng của hai Bộ.

Tại Hội nghị, Thiếu tướng Bùi Xuân Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật Công an nhân dân (CAND) báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2011, nhu cầu, kế hoạch vốn đầu tư năm 2012 của Bộ Công an. Sau khi nghe các Vụ chuyên ngành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu ý kiến về kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012 của Bộ Công an; nghe lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chuyên ngành của Bộ Công an báo cáo về kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012 của Bộ Công an, Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu phát biểu ý kiến về mục tiêu, kế hoạch, chủ trương, định hướng đầu tư năm 2012 cho lực lượng CAND.

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đại biểu dự Hội nghị.

Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đại biểu dự Hội nghị.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đánh giá cao thành tích công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của lực lượng CAND trong thời gian qua. Đồng chí cũng biểu dương lực lượng CAND đã chấp hành nghiêm túc Nghị quyết 11 và Nghị quyết 83 của Chính phủ, tích cực góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, theo đó, công tác đầu tư phát triển năm 2012 của Bộ Công an phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tốt yêu cầu chiến đấu, công tác của lực lượng CAND, góp phần giữ vững an ninh, trật tự của đất nước trong tình hình mới.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang chân thành cảm ơn Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển mọi mặt của đất nước. Đồng chí Bộ trưởng nhấn mạnh Bộ Công an sẽ tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư nhằm đảm bảo mọi khoản chi đều trong dự toán được duyệt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và của lực lượng CAND; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lực lượng CAND một cách thiết thực, hiệu quả…

Công Gôn

(Theo CAND)


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội nghị Quân ủy Trung ương về kiện toàn nhân sự

0 nhận xét

Sáng 12/8, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-Bí thư Quân ủy Trung ương. Cùng dự còn có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các vị trong Quân ủy Trung ương.Tại Hội nghị, Quân ủy Trung ương đã làm quy trình và thống nhất giới thiệu nhân sự để Bộ Chính trị xem xét, bổ sung vào Thường vụ Quân ủy Trung ương. Quân ủy Trung ương cũng làm quy trình giới thiệu nhân sự để Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm một số chức vụ quan trọng trong Quân đội; cho ý kiến về chủ trương đề bạt, thăng quân hàm cho cán bộ cấp cao năm nay.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Quân ủy Trung ương

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Quân ủy Trung ương

Nhân dịp này, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã tổ chức gặp mặt thân mật nguyên Tổng Bí thư, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Nông Đức Mạnh; nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà và nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lê Văn Dũng.

Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn sự đóng góp của các vị nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, chúc các vị luôn luôn mạnh khỏe, thường xuyên quan tâm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Xuân Trường


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội nghị BCH TƯ Đảng khoá XI thành công

0 nhận xét

Sáng 10/ 7, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau một tuần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, có sự cải tiến, đổi mới trong cách thức tiến hành. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

 

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Phát biểu bế mạc Hội nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các dự thảo văn kiện và các nội dung của Hội nghị. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nghị quyết của Hội nghị.

Thông qua Chương trình làm việc toàn khóa với những “điểm nhấn”

Trung ương đã thảo luận sôi nổi và đi đến thống nhất đưa vào Chương trình toàn khoá 24 nhóm vấn đề quan trọng và cần thiết nhất nhằm tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. So với dự thảo, Trung ương đã điều chỉnh tên, phạm vi nội dung, thời gian trình một số đề án và bổ sung vào Chương trình 3 vấn đề : Quy định việc thi hành Điều lệ Đảng; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, cần ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã đề ra là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…; coi đây là “điểm nhấn” của nhiệm kỳ khoá XI. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tuỳ tình hình cụ thể, Bộ Chính trị sẽ xem xét, cân nhắc đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Đối với những vấn đề lớn, quan trọng đã được xác định rõ về chủ trương, định hướng chính sách trong văn kiện Đại hội XI và các Nghị quyết của các khoá trước vẫn còn giá trị, hiệu lực thì tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết, ban hành kết luận; không ra quá nhiều nghị quyết…

Thông qua Quy chế làm việc của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện và đã thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI; coi đây là văn bản quan trọng nhất cụ thể hoá Điều lệ Đảng, tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định trách nhiệm và quyền hạn của mình về những vấn đề lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, tiếp tục khẳng định và giao nhiều trọng trách cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ và có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp để phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan này nhưng vẫn bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, hiệu quả của Trung ương.

So với khoá X, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; về việc chuẩn bị và tiến hành hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư; lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội…

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Thực hiện tốt các Quy chế này sẽ góp phần phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; bảo đảm chế độ tập thể lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường sức mạnh tập thể, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đồng chí Uỷ viên Trung ương, trên cương vị và trách nhiệm công tác của mình, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các cơ quan, cần gương mẫu nghiêm túc thực hiện.

Sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng

Về triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và phương châm, phương pháp tiến hành; đồng thời nhấn mạnh:

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số văn bản luật có liên quan; căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng. Có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc.

Thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ của Đại hội XI

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khoá tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí rất cao. Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để trình Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, đây là một bước quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ này và cho chúng ta thêm kinh nghiệm để làm tiếp các bước sau.

Tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết của Đảng

Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã dành thời gian xem xét, đánh giá tình hình đất nước và những công việc Bộ Chính trị đã giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2011. Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã phấn đấu khắc phục nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện ở trong nước, khu vực và quốc tế, đạt được những kết quả tích cực bước đầu trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được đà tăng trưởng ở mức hợp lý; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; tỉ giá và thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực; đầu tư phát triển của toàn xã hội tiếp tục được duy trì; thu ngân sách tăng khá; an sinh xã hội, tạo việc làm được chú trọng… Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan kịp thời có những quyết sách phù hợp trước những diễn biến phức tạp gần đây, giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác phát triển; tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Tuy nhiên, tình hình 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động, ảnh hưởng của những tồn tại, hạn chế nội tại của nền kinh tế và diễn biến phức tạp, khó lường từ bên ngoài. Lạm phát, mặt bằng lãi suất đang ở mức cao; nhập siêu còn lớn; khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang bị ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tài khoá, tiền tệ; an sinh xã hội, đời sống của một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn; còn tiềm ẩn những yếu tố tác động đến ổn định chính trị – xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm 2011 và một số năm tiếp theo; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; giữ vững độc lập chủ quyền và tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Khẳng định Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thành công tốt đẹp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ: Nhiệm vụ tiếp theo là phải tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị lần này cùng với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ nhằm sớm đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, từng bước đạt kết quả thiết thực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cần phát huy mạnh hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với tập thể cấp uỷ lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra. (Xin xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 10/7).

Trọng Hậu


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

0 nhận xét

Diễn ra từ ngày 4 – 10/7, Hội nghị lần thứ hai BCH TƯ Đảng khóa XI sẽ tập trung vào các nội dung chính là thảo luận, quyết định chương trình, quy chế làm việc, chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và công tác nhân sự.

Hội nghị khai mạc hôm nay, 4/7 tại Hà Nội, trong bối cảnh cả nước vui mừng trước thành công tốt đẹp của Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, thắng lợi toàn diện, to lớn của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

Khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đồng thời nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ trước mắt theo tinh thần các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, tích cực cho kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII.

Quyết định chương trình, quy chế làm việc

Hội nghị sẽ thảo luận và quyết định về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác.

Về Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là công việc rất quan trọng của Hội nghị Trung ương đầu khóa, xác định những nội dung, bước đi, định hướng của việc cụ thể hóa, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

Với tinh thần tiếp tục đổi mới, cải tiến cách ra nghị quyết, đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, lựa chọn đưa vào Chương trình những vấn đề lớn, quan trọng và cần thiết nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới mà Đại hội XI đã xác định. Ưu tiên cho những vấn đề bức xúc, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết hoặc những khâu cần đột phá như tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; chính sách pháp luật về đất đai; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường; chính sách an sinh xã hội…

Về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là sự cụ thể hóa Điều lệ Đảng, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của các cơ quan đảng, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Về triển khai chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Báo cáo chính trị của Đại hội XI xác định rõ mục tiêu, định hướng tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Đại hội đã quyết định phải khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc rất khó và hệ trọng, cần được tiến hành một cách khoa học và chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói.

Giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt

Một nội dung quan trọng nữa được Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề cập đó là việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, ngay sau Đại hội XI, Bộ Chính trị đã tiến hành phân công một bước các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chuẩn bị giới thiệu các đồng chí Ủy viên Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; đồng thời chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ở cấp mình.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 đã thành công tốt đẹp. Theo quy định của pháp luật, ngày 21/7/2011 sắp tới, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung bầu hoặc phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của bộ máy nhà nước.

Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ dành thời gian thích đáng để xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ, việc chuẩn bị nhân sự lần này cần quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung.

Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ diễn ra tới hết ngày 10/7/2011.

Nguyễn Hoàng


(Theo website Trần Đại Quang)
Continue reading →

Hội nghị các bên tham gia Công ước LHQ về luật biển UNCLOS

0 nhận xét

Ngày 14/6, Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) đã khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.

Chủ tịch Hội nghị, Camillo Gonsalves, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế và các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia Công ước được hưởng lợi ích từ chế độ pháp lý quốc tế mạnh, được thừa nhận và thực hiện trên toàn cầu đối với các đại dương trên thế giới.

Đây là công cụ pháp lý quốc tế thiết yếu để duy trì hòa bình và an ninh cũng như sử dụng bền vững các đại dương, hàng hải và bảo vệ môi trường biển.

UNCLOS, cong uoc, hoi nghi

Ảnh minh họa

Hội nghị lần thứ 21 lần này sẽ tập trung vào các vấn đề hành chính và ngân sách liên quan đến Tòa án quốc tế về luật biển (ITLS), báo cáo của Tổng Thư ký Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA) và Chủ tịch Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS).

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề luật pháp và cố vấn luật pháp của Liên hợp quốc, Patricia O’Brien, cho biết sau khi Thái Lan và Malawi phê chuẩn Công ước, số nước thành viên tham gia UNCLOS đã lên tới 162 và con số này sẽ còn tăng.

Bà Patricia O’Brien nhấn mạnh với số đơn đệ trình CLCS hiện đã lên tới 56 cộng với 10 đơn nữa sẽ được đệ trình, tải trọng công việc của CLCS phải giải quyết vẫn là vấn đề then chốt. Nhóm làm việc không chính thức đang phải nỗ lực hợp tác với Ủy ban và Ban Thư ký Liên hợp quốc để đánh giá các biện pháp cần thiết có thể đáp ứng tải trọng công việc này, trong đó có đề nghị tăng thời gian làm việc của CLCS lên 26 tuần hàng năm.

Về công việc của Tòa án quốc tế về luật biển, bà Patricia O’Brien nêu bật ý kiến tư vấn được Phòng Tranh chấp đáy biển đệ trình về trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước bảo trợ cho các cá nhân và thực thể hoạt động tại các khu vực đáy biển.

Chủ tịch Tòa án, José Luís Jesus, nhấn mạnh trong 162 nước thành viên UNCLOS, 44 nước đã tuyên bố các thủ tục giải quyết tranh chấp về giải thích hoặc ứng dụng UNCLOS, trong đó 30 nước chọn Tòa án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp.

UNCLOS được coi là “Hiến pháp của các đại dương,” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1982 và có hiệu lực quốc tế ngày 16/12/1994. UNCLOS bao gồm 320 điều khoản và chín phụ lục chi phối tất cả các vấn đề biển và không gian các đại dương từ quyền thông thương, các giới hạn biển, nghiên cứu khoa học biển, đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, giải quyết tranh chấp. Công ước thiết lập Tòa án quốc tế về luật biển, Cơ quan đáy biển quốc tế và Ủy ban giới hạn thềm lục địa.

PV


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ tham dự Hội nghị MOU tại Viên Chăn, Lào

0 nhận xét

Ngày 24/5, Hội nghị cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ bản Thỏa thuận Hợp tác năm 1993 (MOU93) về phòng, chống ma tuý tiểu vùng sông Mê Kông đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Viên Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng chí Thong-xing Tham-ma-vong, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Đoàn đại biểu cấp cao các nước Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc và cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC). Đoàn đại biểu Việt Nam do đồng chí Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ dẫn đầu đoàn Bộ Công an Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ra đời năm 1993, Bản thỏa thuận (MOU) về hợp tác phòng chống ma tuý đã thể hiện cam kết của các nước tiểu vùng trong việc hợp tác phòng chống ma túy, mà trọng tâm là xóa bỏ cây thuốc phiện, vốn là vấn đề quan tâm chung của khu vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khu vực sông Mê Kông đang chứng kiến những thách thức và diễn biến phức tạp của tình hình sản xuất, mua bán và lạm dụng ma túy. Sản xuất và tiêu thụ ma túy tổng hợp tiếp tục gia tăng mạnh trong khu vực. Tình trạng thất thoát hoá chất và các chế phẩm dược hợp pháp để điều chế bất hợp pháp ma túy tổng hợp không có dấu hiệu giảm trong khu vực.

Trước tình hình đó, vấn đề được thảo luận nhiều nhất tại Hội nghị năm nay là định hướng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông (MOU) trong những năm tới, Hội nghị đã thảo luận và thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng, xác định các mục tiêu ưu tiên và các giải pháp lâu dài, tổng thể nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề sản xuất, buôn lậu và lạm dụng ma tuý trong hai năm tới.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã nêu bật những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam trong công tác phòng, chống ma túy thời gian qua. Chính phủ Việt Nam đã đưa chương trình phòng chống ma túy thành chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời đang tiếp tục triển khai nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy.

Trong khuôn khổ khu vực, đồng chí Thứ trưởng đã nhấn mạnh vấn đề then chốt là phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa giảm cung và giảm cầu về ma túy; khẳng định vai trò quan trọng của hợp tác khu vực trong phòng chống ma túy, đặc biệt giữa các nước có chung đường biên giới. Việt Nam cam kết cùng các nước làm hết trách nhiệm để chương trình phối hợp hành động MOU 2011 đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã dành thời gian đến thăm và kiểm tra công tác tại cơ quan đại diện Bộ Công an tại Lào

PV


(Theo www.trandaiquang.com)
Continue reading →